Xài một đồng con cũng nghĩ đến giọt mồ hôi mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

"Mẹ đi bán vé số để nuôi hai chị em con ăn học nên mỗi lần xài một ngàn đồng thôi con cũng nghĩ đến giọt mồ hôi của mẹ"- cô nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Tâm chia sẻ như vậy.

Trong căn phòng trọ nóng hầm hập của ba mẹ con, hai chị em Nguyễn Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Thanh  Vy (lớp 9 trường THCS Phước Hiệp, Củ Chi) dù vừa từ trường về nhưng cả hai vẫn tranh thủ lấy tập ra xem bài để chuẩn bị cho buổi học chiều.

 

Hai chị em Thanh Tâm (trái) và Thanh Vy cùng ôn bài trước khi đến trường.
Hai chị em Thanh Tâm (trái) và Thanh Vy cùng ôn bài trước khi đến trường.

"Nhà không nóc" nhưng ráng học vươn lên

Không có cha trong cuộc đồng hành nên cuộc sống chật vật là lẽ đương nhiên với người mẹ phiêu bạt từ miền Trung vào đất Củ Chi mưu sinh bằng đủ mọi nghề.

Và giờ đây người mẹ ấy dừng chân với việc bán vé số để lo cho hai cô con gái được đến trường mỗi ngày. Vì thuê trọ nên nơi ở của cả ba mẹ con cũng không ổn định, khi ở nơi này, lúc lại đến nơi khác.

Cô chị Thanh Tâm học khá giỏi nhưng lại yếu ốm bởi thường xuyên phải uống thuốc vì căn bệnh thận của mình. Mới đây nghe Tâm bị bệnh, các thầy cô bè bạn cũng đã đến thăm, tặng quà và động viên cô trò nhỏ ráng khỏe để đến trường.

Sau đợt ốm dậy, Tâm đến trường vui vẻ cùng với niềm tin "học để mai này bớt khổ". Thanh Tâm chia sẻ ước mơ học mai này trở thành phóng viên để được viết về những câu chuyện cuộc sống, những mảnh đời cần sự sẻ chia.... như chính bản thân câu chuyện của ba mẹ con Tâm vậy.

Ở trọ nên chiếc bàn để học cũng không có. Ngồi bệt dưới đất học bài cùng chị gái, cô em Thanh Vy cũng là một học sinh chăm ngoan trong lớp và luôn là học sinh khá dù không được đủ đầy điều kiện như bè bạn khác. Thanh Vy cho hay: "Con cũng ráng học như chị Hai để mai mốt lớn có việc làm còn lo cho bản thân để mẹ con không phải phiền lòng".

Bài học sẻ chia

Trước đây khi sức khỏe chưa yếu, mẹ của hai chị em Thanh Tâm, Thanh Vy làm đủ nghề từ bán bún riêu, đẩy xe trái cây đi bán dạo...và khi đấy hai chị em Thanh Tâm, Thanh Vy là hai phụ bàn đắc lực của mẹ. Đứa bưng tô cho khách, đứa rửa chén... giúp mẹ.

Cả ba mẹ con vất vả nhưng vẫn luôn mỉm cười cùng cuộc mưu sinh đấy. Thanh Tâm cho biết : "Từ ngày mẹ con bị đau khớp không đi đứng được nhiều, mẹ mượn tiền mua chiếc xe máy cũ để chạy khắp nơi bán vé số. Mỗi ngày mẹ con ráng bán từ sáng sớm đến tận chiều mới về.

Ở nhà hai chị em tự lo dọn dẹp, nấu ăn và giúp mẹ những việc lặt vặt. Tụi con nhiều lần xin mẹ đi bán phụ, mẹ thương tụi con không có thời gian để học bài nên không cho đi bán. Chị em con chỉ còn biết học thật tốt để mẹ vui lòng".

Cả hai chị em đều rất tiết kiệm vì đều hiểu và cảm nhận rất rõ sự hi sinh vất vả của mẹ. Những đồng tiền kiếm được để trả tiền thuê nhà và lo cho hai con ăn học quả là qúa sức với người mẹ nghèo. Dù nghèo khó, nhưng cô chị Thanh Tâm lại rất nhiệt tình với hoạt động xã hội.

Thanh Tâm là một thành viên trong CLB Hải Đăng tập hợp các bạn trẻ trong xã cùng sinh hoạt kỹ năng, tình nguyện giúp bà con, cùng nhau quyên góp để đến thăm các trẻ em ở mái ấm...

 "Hai chị em con còn có mẹ trên đời để lo lắng,chăm sóc, còn các em mồ côi thì tội hơn nhiều lần. Con không có nhiều vật chất để chia sẻ với các em nhưng con có tình cảm, mình có thể chia sẻ tình yêu thương với các em" - Thanh Tâm nói.

Cô giáo Nguyễn Thị Mộng Tuyền, phó trợ lý thanh niên trường THPT Quang Trung, cho biết: "Dù hoàn cảnh ba mẹ con em rất khó khăn, nhưng Thanh Tâm là học sinh chăm ngoan, học tốt và rất quan tâm đến mọi người. Em cũng là cô học trò năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào dù sức khỏe có phần hạn chế hơn các bạn".

Kim Anh/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.