WHO: 12 điều nên làm để đẩy lùi mất trí nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14-5 đã công bố hướng dẫn chính thức mới về các biện pháp can thiệp cụ thể để giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Hướng dẫn mới nêu rõ 12 điều mà mỗi người cần làm, gồm: can thiệp về hoạt động thể chất; cai thuốc lá; can thiệp dinh dưỡng; can thiệp rối loạn sử dụng rượu; can thiệp nhận thức; tăng cường hoạt động xã hội; quản lý cân nặng; quản lý bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu và trầm cảm; quản lý hiện tượng suy giảm và mất thính lực...

Theo thống kê mới nhất của WHO, nhóm bệnh suy giảm nhận thức và mất trí nhớ đang ảnh hưởng đến 50 triệu người trên thế giới, tiêu tốn của bệnh nhân và gia đình 818 tỉ USD hằng năm và là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 sau bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, đột quỵ, phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng hô hấp dưới. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO, nhấn mạnh trên trang web WHO rằng trong 30 năm tới, số người mất trí nhớ sẽ tăng gấp 3 lần.

A.Thư  (VOV)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.