Vướng mặt bằng, nhiều dự án tại Kon Tum có nguy cơ chậm tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều dự án tại TP.Kon Tum (Kon Tum) đang có nguy cơ chậm tiến độ vì địa phương này chưa ban hành giá đất cụ thể để phục vụ việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Thi công cầm chừng

TP.Kon Tum đang tiến hành thi công hàng loạt dự án trọng điểm như: dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla; dự án đường trục chính phía tây TP.Kon Tum; dự án đường Trường Chinh, TP.Kon Tum; dự án đường dẫn vào cầu số 3 qua sông Đăk Bla… với tổng số vốn được giao hàng nghìn tỉ đồng.

Dự án đường trục chính phía tây TP.Kon Tum là một trong những dự án gặp nhiều khó khăn nhất trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường trục chính phía tây TP.Kon Tum là một trong những dự án gặp nhiều khó khăn nhất trong giải phóng mặt bằng

Tất cả các dự án này đều do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp Kon Tum triển khai, thực hiện. Tuy nhiên, hiện các dự án này đều đang vướng nhiều khó khăn vì địa phương chưa ban hành giá đất cụ thể để phục vụ công tác lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Trong đó, dự án đường trục chính phía tây TP.Kon Tum là một trong những dự án gặp nhiều khó khăn nhất. Dự án có tổng mức đầu tư trên 1.492 tỉ đồng, nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách T.Ư và địa phương, đi qua 3 xã, phường, với hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng, diện tích thu hồi lên tới hàng trăm héc ta. Đến nay, địa phương này mới giải phóng mặt bằng được gần 3 km trên tổng số 11 km. Do không có mặt bằng, các nhà thầu chỉ có thể triển khai thi công cầm chừng. Đây cũng là nguyên nhân khiến dự án đứng trước nguy cơ chậm tiến độ và không thể giải ngân hết nguồn vốn được giao hằng năm.

Tương tự, dự án cầu số 3 bắc qua sông Đăk Bla nối xã Vinh Quang và P.Nguyễn Trãi (TP.Kon Tum), tổng mức đầu tư hơn 121 tỉ đồng. Cây cầu khởi công năm 2019 đến năm 2021 thì hoàn thành nhưng chưa thể phục vụ đi lại bởi phải chờ đường dẫn lên cầu. Song song với xây cầu, dự án đường dẫn cũng đã được triển khai thực hiện. Dự án này có tổng chiều dài khoảng 1,6 km với tổng mức đầu tư 87 tỉ đồng. Tổng diện tích đất thu hồi thực hiện dự án là hơn 7 ha với 101 hộ và 1 tổ chức, nhưng đến nay một số diện tích vẫn chưa phê duyệt phương án bồi thường. Một số hộ chưa nhận tiền bồi thường với lý do đơn giá bồi thường thấp và không thống nhất phạm vi khai thác quỹ đất. Do chưa giải phóng mặt bằng nên dự án đường dẫn vẫn "giậm chân tại chỗ".

Tại dự án kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla (TP.Kon Tum), các nhà thầu cũng không thể huy động máy móc, nhân lực phục vụ thi công bởi mặt bằng vẫn chưa được bàn giao xong. Dự án này có tổng số 229 hộ với diện tích trên 18 ha bị ảnh hưởng; trong đó đã kiểm kê 205 hộ với 17 ha. Hiện UBND TP.Kon Tum đã phê duyệt phương án bồi thường cho 130 hộ với 23,5 tỉ đồng. Đến nay mới chỉ có 2,3/4,4 km, tương đương khoảng 53% chiều dài tuyến, được bàn giao cho nhà thầu triển khai thi công.

Ảnh hưởng việc giải ngân vốn đầu tư

Ông Phùng Văn Long, Phó trưởng phòng Quản lý dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum, cho biết hiện gần như toàn bộ khối lượng, diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng đã được kiểm đếm nhưng các dự án vẫn đang chờ địa phương ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng. Nút thắt này được giải quyết sớm sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Cũng theo ông Long, không có mặt bằng, nhà thầu không thể thi công được, điều đó đồng nghĩa với việc không có khối lượng và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án cũng như việc giải ngân nguồn vốn đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất