Vụ mía "đắng" của nông dân các huyện phía Đông Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nắng hạn diễn ra gay gắt trên diện rộng trong năm 2014 và 2015 cùng dịch bệnh hoành hành đã làm cho vụ mía năm 2015-2016 của nông dân các huyện phía Đông Nam tỉnh trở nên “đắng”.

Năng suất mía giảm mạnh do nắng hạn. Ảnh: Q.T
Năng suất mía giảm mạnh do nắng hạn. Ảnh: Q.T

Dù mới chỉ bước vào chu kỳ thu hoạch nhưng có thể khẳng định đây là vụ mía buồn của nông dân các huyện phía Đông Nam tỉnh, bởi năng suất giảm khá mạnh. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do trong năm 2015, diễn biến thời tiết bất lợi, mùa mưa đến muộn, lượng mưa ít và phân bổ không đều dẫn đến hàng ngàn ha mía sinh trưởng, phát triển chậm, thậm chí chết do bị khô hạn.

Nhìn ruộng mía thấp lè tè, lóng mía thì khá ngắn so với những vụ mía trước, anh Nguyễn Lê Vân (đường Lê Hồng Phong, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) buồn bã cho biết: “Thời điểm này năm trước thì tôi đã bắt đầu thu hoạch rồi, nhưng giờ thì chắc phải hơn 1 tháng nữa mới thu hoạch được. Năm nay, trời ít mưa, nắng nóng diễn ra gay gắt và kéo dài dẫn đến ruộng mía của tôi phát triển rất chậm, thậm chí một số chết”. Theo ước tính với hơn 9 ha mía lưu gốc năm 1, vụ này anh Vân chỉ hy vọng thu được khoảng gần 500 tấn, giảm khoảng 30% so với vụ năm trước.

Tương tự, dù có đất màu mỡ lại được đầu tư khá mạnh, tất cả các công đoạn từ trồng, làm cỏ, bón phân đều được ông Cao Xuân Ba (tổ 2, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) đưa cơ giới vào sản xuất, kể cả đầu tư vốn đào ao để lấy nước tưới cho mía. Tuy nhiên, nắng hạn kéo dài, mía khô cháy, nguồn nước không đủ để tưới nên cây mía không phát triển trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 8 dẫn đến năng suất mía giảm khá mạnh. “Nếu như vụ trước với 10 ha mía gia đình tôi thu được hơn 1.000 tấn thì năm nay chỉ thu được hơn 400 tấn, giảm hơn 50%”-ông Ba ngậm ngùi nói.   

 

Ruộng mía của hộ anh Vân thấp lè tè và lóng mía rất ngắn. Ảnh: Q.T
Ruộng mía của hộ anh Vân thấp lè tè và lóng mía rất ngắn. Ảnh: Q.T

Bên cạnh đó, thời tiết trên địa bàn các huyện phía Đông Nam nay nay diễn biến mưa nắng thất thường, đi kèm nền nhiệt độ tương đối cao cùng với việc canh tác lâu năm dẫn đến thoái hóa giống hay sử dụng giống từ các nơi đã nhiễm bệnh… đã tạo điều kiện thuận lợi để bệnh lây lan và phát triển, đặc biệt là bệnh trắng lá mía. Được biết, đây là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị nếu đã bị nhiễm bệnh thì cách duy nhất để đối phó là xử lý, tiêu hủy thủ công diện tích bị nhiễm để diệt mầm gây bệnh lây lan ra những diện tích khác.
 

Tổng diện tích mía toàn vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường Ayun Pa khoảng 10.800 ha, trong đó huyện Ia Pa có 5.560 ha, Phú Thiện là 4.005 ha, Krông Pa là 210 ha, thị xã Ayun Pa 725 ha và một số ít ở các huyện Chư Sê, Chư Prông. Giá thu mua tại Nhà máy Đường Ayun Pa là 900 ngàn đồng/tấn với 10 chữ đường. Ngoài ra, để hỗ trợ các chủ xe chở mía đúng khổ, đúng tải Nhà máy Đường Ayun Pa đã tăng phí vận chuyển lên 30% so với đầu vụ, lên 94,9 ngàn đồng/tấn.

Theo thống kê, chỉ tính riêng vùng nguyên liệu của Nhà máy Đường Ayun Pa thì vụ mía 2015-2016, khoảng 1.974 ha diện tích mía bị nhiễm bệnh trắng, chiếm 19% diện tích vùng nguyên liệu với tỷ lệ hại từ 1% đến 30%, cá biệt có diện tích tỷ lệ hại 60 đến 90%.

Trao đổi với P.V, ông Lê Minh Trí-Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ayun Pa cho biết: Diễn biến thời tiết năm 2014 và 2015 trên địa bàn thị xã nói riêng và các huyện phía Đông Nam tỉnh nói chung khá bất lợi. Mùa mưa đến muộn, lượng mưa ít, phân bổ không đều, đặc biệt tình trạng khô hạn diễn ra gay gắt vào các tháng 5, 6, 7 (đây là giai đoạn cây mía phát triển mạnh nhất) làm cho cây mía bị khô cháy, chững lại, không phát triển cộng với dịch bệnh trắng lá mía hoành hành nên năng suất, sản lượng mía năm nay giảm tương đối so với vụ mía năm trước.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm