Vntrip chuyển mình với sứ mệnh số hóa ngành du lịch

Vntrip mới đây đã bất ngờ thay đổi chiến lược kinh doanh, khi tập trung vào việc phát triển giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch dành cho khách hàng là doanh nghiệp (B2B).
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới và Việt Nam lâm vào khó khăn, nhiều ngành nghề rơi vào khủng hoảng đặc biệt là du lịch. Rất nhiều startup trong lĩnh vực này đối mặt với nguy cơ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, Vntrip cũng không nằm ngoài cơn bão và phải đứng trước lựa chọn hoặc là thay đổi để sống sót hoặc đứng yên và chịu chung số phận như hàng loạt doanh nghiệp khác.
Được biết tới là OTA tiên phong trong ngành du lịch B2C tại Việt Nam, Vntrip mới đây đã bất ngờ thay đổi chiến lược kinh doanh, khi tập trung vào việc phát triển giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch dành cho khách hàng là doanh nghiệp (B2B).
Thực tế, số hóa ngành du lịch đang là xu hướng tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ với các đại diện như TripAction, TravelBank của Mỹ; Ctrip của Trung Quốc, khi nhu cầu đi công tác của các doanh nghiệp không ngừng tăng.
Thế nhưng, tại Việt Nam, xu hướng này vẫn còn khá mới mẻ. Giải pháp TMS được Vntrip phát triển mới đây được xem là một trong những giải pháp số hóa toàn diện giúp giải quyết bài toán quản lý du lịch và công tác cho các doanh nghiệp.

Nhà sáng lập và CEO Vntrip - ông Lê Đắc Lâm
Nhà sáng lập và CEO Vntrip - ông Lê Đắc Lâm
Giải pháp TMS được hiểu là nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý, tối ưu chi phí công tác và du lịch, giải quyết những vấn đề như: Không còn lo ngại nguy cơ mất hóa đơn thanh toán khi đi công tác, loại bỏ thủ tục hạch toán chi phí thủ công khiến việc thanh toán, hoàn trả tiền đi công tác gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, TMS giúp doanh nghiệp minh bạch các chi phí phát sinh trong quá trình công tác; Phân tích được tần suất và tối ưu việc phân bổ chi phí công tác. Đặc biệt là loại bỏ những giấy tờ phức tạp trong các bước phê duyệt
Trước đó, vào tháng 10/2020, nhà sáng lập và CEO Vntrip - ông Lê Đắc Lâm cho biết, doanh nghiệp vừa huy động thành công số tiền lên đến 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, nhưng không đề cập cụ thể tên của nhà đầu tư.
Tháng 7/2016, Vntrip.vn nhận đầu tư 3 triệu USD từ nhà đầu tư thiên thần của Alibaba. Chỉ một năm sau đó, Vntrip.vn lại tiếp tục nhận được 10 triệu USD từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
Tới tháng 8/2018, Vntrip.vn huy động vốn thành công từ nhà đầu tư Thụy Sỹ IHAG Holding với mức định giá 45 triệu USD. Và vào tháng 5/2019, Vntrip.vn tiếp tục gọi vốn thành công từJubilee Capital Management, một quỹ đầu tư mao hiểm xuyên biên giới.
Theo Việt Hưng (theleader.vn/Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/vntrip-chuyen-minh-voi-su-menh-so-hoa-nganh-du-lich-20201224073252537.htm

Có thể bạn quan tâm

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

(GLO)- Chỉ làm thử một số clip ngắn để đăng YouTube cho vui, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang (SN 1988, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không ngờ có ngày được vinh dự nhận nút vàng YouTube. Hơn thế, sân chơi còn giúp học sinh của ngôi trường ở xã vùng III này thêm yêu trường, mến lớp.
Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

(GLO)- Sau 3 năm nghiên cứu, anh Trần Mạnh Hưng-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã chế biến thành công dầu ép lạnh từ hạt chanh dây. Năm 2022, sản phẩm này đã đạt OCOP 3 sao cấp huyện và được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng.
Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

(GLO)- Chỉ sau 1 năm, anh Võ Trung Dũng (40 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã gầy dựng trang trại dâu tây hữu cơ rộng gần 2 ha tại làng Châm Prông, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Mỗi ngày, anh thu về gần 3 triệu đồng và thu hút nhiều người đến tham quan trải nghiệm.
Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

(GLO)- Là phương pháp pha chế thủ công tiêu biểu của làn sóng thứ 3, Pour Over đã bóc tách mọi hương vị có trong những hạt cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Thời gian gần đây, nghệ thuật pha chế này được các bạn trẻ yêu cà phê ở phố núi Pleiku đặc biệt quan tâm, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ.
"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

(GLO)- Từ cửa hàng bày bán các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thô sơ của bố mẹ, chàng trai 9X Trần Văn Hoàn (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã “biến tấu“ thành những sản phẩm mây tre đan đầy tính nghệ thuật và bắt kịp xu hướng hiện đại.
Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(GLO)- Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long tại hội nghị đối thoại với thanh niên được tổ chức vào chiều 27-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Những câu hỏi của thanh niên đã được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành giải đáp, làm rõ.
Lan tỏa tình yêu với phở

Lan tỏa tình yêu với phở

(GLO)- Là thạc sĩ kinh tế học và đang có công việc nhà nước ổn định, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (số 11 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) khiến bạn bè, người thân bất ngờ với quyết định rẽ ngang sang nghề nấu phở. Và, càng bất ngờ hơn khi mới đây, chị trở thành chủ nhân của giải “Hoa hồi sáng tạo“ trong cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon“.
Thu tiền tỉ từ lá

Thu tiền tỉ từ lá

Qua bàn tay khéo léo của một nữ giáo viên ở tỉnh Quảng Nam, những chiếc lá đã được “biến tấu“ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và thật kỳ diệu, khi chính “cuộc chơi cùng lá“ đã giúp nữ giáo viên trẻ thu về tiền tỉ mỗi năm.