Vĩnh biệt "cha đẻ" ca khúc "Chào em cô gái Lam Hồng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhạc sĩ Ánh Dương vừa qua đời tại nhà riêng ở Nghệ An, hưởng thọ 88 tuổi. 

Nhạc sĩ Ánh Dương tên khai sinh là Lê Văn Dương (SN 1935), quê ở xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Năm 18 tuổi (1953), Lê Ánh Dương nhập ngũ trong đợt tổng động viên phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ, làm lính xung kích trong Chiến dịch Trung-Hạ Lào, lính tình nguyện ở Campuchia; sau đó hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp tại Đoàn Văn công Đại đoàn 325 và đã viết một số ca khúc “Tạm biệt em”, “Tiếng trống tòng quân”.

Nhạc sĩ Ánh Dương. Ảnh nguồn CAND
Nhạc sĩ Ánh Dương. Ảnh nguồn CAND

Năm 1955, ông chuyển về Đoàn Văn công Quân khu 4, tiếp tục có các tiết mục được tặng giải thưởng trong các hội diễn nghệ thuật toàn miền Bắc thời đó với các thể loại hợp ca và hợp xướng như “Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam”, “Hoa đào nở trên biên giới” và “Phu Cham Xy”; rồi những ca khúc đoạt Giải thưởng Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc là “O dân quân và chàng lính pháo trẻ”, “Hành khúc Sư đoàn Sông Lam”... cùng rất nhiều thử nghiệm thành công sau này nữa của ông như viết thơ cho nhạc giao hưởng, ballade, nhạc dân ca kịch.

Ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng” được nhạc sĩ Ánh Dương viết xuất phát từ lời “đặt hàng” của đồng chí Chủ nhiệm chính trị Tỉnh đội Hà Tĩnh vào năm 1967. Bài hát viết về các nữ thanh niên xung phong, thanh niên văn công ở mảnh đất núi Hồng, sông Lam với sự gan dạ, kiên cường, ngày đêm bám trụ trên quốc lộ 15A bom cày, đạn xới… Ca khúc hoàn thành chỉ sau một đêm và hoàn thiện sau một tuần.

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi ra đời, bài hát đã gây được tiếng vang lớn. Đến nay, bài hát vẫn thường được biểu diễn trong các đêm nhạc, đêm nghệ thuật liên quan đến Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ca khúc đã từng được trình bày bởi nhiều ca sĩ nổi tiếng như NSND Trung Đức, NSND Lê Dung, NSND Quang Thọ,…

Ông được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2007 với 4 ca khúc gồm: “Chào em cô gái Lam Hồng”, “Dốc lòng dốc sức giải phóng miền Nam”, “Hoa đào nở trên biên giới”, “Phu Cham Xy” và thơ giao hưởng “Tượng đài chiến thắng”.

Ông được tặng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.