Viettel thêm cơ hội vào thị trường viễn thông Myanmar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên minh viễn thông Vodafone-China Mobile rút khỏi cuộc đua giành vé kinh doanh viễn thông tại Myanmar sẽ mở thêm khả năng để Tập đoàn Viettel tiến sâu hơn vào vòng xét duyệt sau cùng.

Theo Reuters, ngày 31-5 liên minh Vodafone (Anh) và China Mobile (Trung Quốc)-hai nhà mạng lớn nhất thế giới đã tuyên bố rút khỏi cuộc đấu thầu giành giấy phép kinh doanh viễn thông tại Myanmar sau khi tính toán lợi nhuận không đủ bù chi phí đầu tư.
 

Đến 27-6, Myanmar sẽ công bố tên hai công ty viễn thông được cấp phép vào kinh doanh.
Đến 27-6, Myanmar sẽ công bố tên hai công ty viễn thông được cấp phép vào kinh doanh.

Động thái này diễn ra sau khi Myanmar công bố bản điều kiện hợp đồng cuối cùng ngày 20-5 vừa qua. Hai hãng cho biết: "Cơ hội tại đây không đáp ứng các tiêu chuẩn đầu tư khắt khe mà cả Vodafone và China Mobile theo đuổi".

Người phát ngôn của Vodafone cũng tiết lộ một trong những lo ngại của công ty này chính là việc dự luật sửa đổi luật viễn thông tại đây chưa có hiệu lực trước khi Myanmar chọn được hai công ty thắng thầu ngày 27-6. Trước đó, nhiều nhóm hoạt động trên thế giới cũng cảnh báo các công ty kinh doanh tại Myanmar cẩn thận trọng trước khi nước này nới lỏng kiểm soát việc tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận.

Vodafone-China Mobile là một trong 12 ứng cử viên lọt danh sách rút gọn được quyền đấu thầu giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Myanmar. Họ sẽ được quyền khai thác dịch vụ viễn thông trên toàn quốc trong 15 năm. Hạn chót để các công ty nộp hồ sơ là ngày 3-6 và hai hãng trúng thầu sẽ được công bố trước ngày 27-6. Danh sách các công ty còn lại có liên minh của tỷ phú đầu tư George Soros, hãng di động Digicel (Jamaica) và công ty bất động sản Serge Pun. Viettel cũng lọt vào top 12.

Sự rút lui của liên minh "đáng gườm" nhất trong cuộc chạy đua vào thị trường viễn thông Myanmar mở thêm cơ hội cạnh tranh cho Tập đoàn Viettel. Đại diện doanh nghiệp từ chối đưa bình luận ở thời điểm hiện tại. Một nguồn tin khác từ Viettel cho biết đây đang là giai đoạn căng thẳng để giành một trong hai chiếc vé trở thành nhà mạng tại Myanmar sẽ được công bố vào ngày 27-6 tới.

"Sắp tới sẽ phải trình bày phương án kinh doanh trước hội đồng để xét duyệt, nhân lực cấp cao của tập đoàn đều được huy động để chuẩn bị. Dù cơ hội lớn 99% nhưng không có nghĩa chắc chắn thành công", nguồn tin chia sẻ.

Viễn thông được đánh giá là một trong những mảnh đất màu mỡ nhất tại Myanmar. Đến cuối năm 2012, chỉ khoảng gần 10% trong hơn 60 triệu người dân được tiếp cận điện thoại di động. Chính phủ nước này tuyên bố muốn nâng tỷ lệ trên lên 75% đến 80% giai đoạn 2015-2016. Họ kỳ vọng việc mở cửa cho nhà đầu tư cá nhân sẽ làm tăng tính cạnh tranh và phát triển ngành. Để thực hiện mục tiêu này, đầu năm 2013, Myanmar công bố kế hoạch cấp thêm 2 giấy phép viễn thông (mỗi giấy thời hạn 15 năm) cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm