Việt Nam không có ca nhiễm COVID-19 mới, phi công Anh 'dương tính yếu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến 6h sáng nay 11-4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới và hiện là 1 trong 2 quốc gia, vùng lãnh thổ có số ca bệnh trên 200 nhưng chưa có ca tử vong.

 

Người dân tại khu cách ly ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM hoàn thành cách ly và được trở về nhà sáng 5-4 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Người dân tại khu cách ly ký túc xá khu A ĐH Quốc gia TP.HCM hoàn thành cách ly và được trở về nhà sáng 5-4 - Ảnh: DUYÊN PHAN



Theo thông tin từ Bộ Y tế sáng 11-4, trong 12 giờ qua nước ta không có ca nhiễm COVID-19 mới. Tổng số ca mắc đến 6h sáng 11-4 là 257, trong đó 144 trường hợp đã khỏi bệnh và ra viện.

113 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại 16 cơ sở khám chữa bệnh, với 20 người trong số đó đã có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 và 8 người có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Riêng bệnh nhân 91 là phi công người Anh ngụ ở quận 2, TP.HCM và có liên quan ổ dịch quán bar Buddha, thông tin cập nhật ngày 10-4 cho biết diễn biến bệnh của bệnh nhân không xấu hơn nhưng cũng chưa có dấu hiệu hồi phục.

Tuy nhiên, xét nghiệm tải lượng virus ở bệnh nhân này cho thấy có dấu hiệu lạc quan hơn, kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR SARS-CoV-2 ở bệnh phẩm dịch phế quản cho kết quả âm tính, trong khi bệnh phẩm ở dịch mũi họng thì còn dương tính yếu.

Trước đó chiều 10-4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đã giao ban báo chí trực tuyến về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, với dân số đông gần 100 triệu người, có đường biên giới dài với Trung Quốc (quốc gia đầu tiên xuất hiện dịch bệnh COVID-19), Việt Nam là nước có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Nhưng những con số biết nói (hiện số ca nhiễm bệnh đứng 103 trên thế giới, chưa có người tử vong…) đã chứng tỏ chúng ta đã có sự lãnh đạo đúng, thực thi đúng…

Song Phó Thủ tướng nhấn mạnh chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị hoặc phác đồ điều trị chuẩn. Vì vậy, chúng ta không thể thụ động, chờ đợi từ bên ngoài mà chủ động thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc, phác đồ điều trị dù chưa có cơ sở khoa học đầy đủ như lúc bình thường. Những loại thuốc hay phác đồ nào có thể có xác suất thành công thì đều được nghiên cứu, xem xét đưa vào.

 


Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 75.337, trong đó 1.290 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 54.042 cách ly tại nhà, nơi lưu trú và 20.005 cách ly tập trung tại cơ sở khác.

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



Theo LAN ANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.