Việt Nam có thêm hai vườn quốc gia được đề cử 'Vườn Di sản ASEAN'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai vườn quốc gia của Việt Nam được các quan chức về môi trường của ASEAN thống nhất đề cử trở thành Vườn Di sản ASEAN là Vườn Quốc gia Bạch Mã và Vườn Quốc gia Côn Đảo.

Vườn quốc gia Bạch Mã được xem như một kho báu “di sản thiên nhiên” của tỉnh Thừa Thiên-Huế với tổng diện tích tự nhiên là 37.487ha. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Vườn quốc gia Bạch Mã được xem như một kho báu “di sản thiên nhiên” của tỉnh Thừa Thiên-Huế với tổng diện tích tự nhiên là 37.487ha. (Nguồn ảnh: TTXVN)


Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về môi trường năm 2022, Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 33 và chuỗi các hội nghị liên quan đang diễn ra từ ngày 3-7/10, tại Campuchia, các quan chức về môi trường của ASEAN đã thống nhất đề cử hai vườn quốc gia của Việt Nam trở thành Vườn Di sản thứ 54 và 55 của ASEAN lên cấp Bộ trưởng môi trường ASEAN phê duyệt.

Vườn Quốc gia Bạch Mã và Vườn Quốc gia Côn Đảo cùng với Công viên nguyên sinh Pasonanca (Philippines) và Công viên nguyên sinh tại Dãy núi Inayawan (Philippines) sẽ được các nước trình lên cấp Bộ trưởng Môi trường ASEAN phê duyệt; dự kiến được trao chứng nhận tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN lần thứ 17.

Hiện tại, các vườn quốc gia của Việt Nam được đề cử đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của các nước thành viên ASEAN.

Như vậy, kể từ khi Chương trình Vườn Di sản ASEAN được các nước ASEAN bắt đầu thực hiện đến nay, Việt Nam đã có 10 khu bảo tồn quốc gia được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. Việc hai vườn quốc gia Bạch Mã và Côn Đảo dự kiến sẽ trở thành Vườn Di sản ASEAN thứ 54 và 55 của ASEAN sẽ góp phần nâng số lượng khu bảo tồn quốc gia của Việt Nam thành 12 Vườn Di Sản ASEAN trong năm 2023.

Vườn quốc gia Bạch Mã (nằm trên địa bàn tại tỉnh Thừa Thiên-Huế) là một khu bảo tồn thiên nhiên ở miền Trung Việt Nam, đạt được 10/10 tiêu chí của ASEAN trong bộ tiêu chí lựa chọn Vườn Di sản ASEAN. Đây cũng là vườn quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam và ASEAN.

Hiện nay, Vườn Quốc gia Bạch Mã được xem như một kho báu “di sản thiên nhiên” của tỉnh Thừa Thiên-Huế với tổng diện tích tự nhiên là 37.487 hécta nằm trải dài trên địa bàn huyện Phú Lộc, Nam Đông, có hệ sinh thái cực kỳ phong phú và hấp dẫn; trong đó,nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

Việc công nhận Vườn quốc gia Bạch Mã là Vườn Di sản ASEAN sẽ là dịp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của đa dạng sinh học của ASEAN, thúc đẩy hiệu quả công tác quản lý cũng như tăng cường hợp tác với các Vườn Di sản khác trong mạng lưới về bảo tồn và phát triển bền vững của ASEAN.

 

Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được ghi nhận là nơi có môi trường đa dạng sinh học và thực hiện tốt công tác bảo vệ rùa biển. (Ảnh: Hoàng Đạt/Vietnam+)
Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được ghi nhận là nơi có môi trường đa dạng sinh học và thực hiện tốt công tác bảo vệ rùa biển. (Ảnh: Hoàng Đạt/Vietnam+)


Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Côn Đảo gồm 14 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Sơn, nằm ở phía Đông Nam Việt Nam, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một vườn quốc gia vùng biển của Việt Nam.

Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Vườn quốc gia Côn Đảo đã được ngân hàng thế giới đưa vào danh sách các vùng ưu tiên cao nhất trong hệ thống các khu bảo tồn biển toàn cầu. Năm 2013, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Vườn quốc gia Côn Đảo là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế giới và Khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam.

Vườn Quốc gia Côn Đảo là một khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nằm tại khu vực phía Bắc của huyện Côn Đảo, được thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập vào ngày 31/3/1993. Toàn bộ vườn quốc gia này có diện tích khoảng hơn 15.000 hécta, trong đó có khoảng hơn 6.000 hécta là đất liền, còn lại 9.000 hécta là biển.

Côn Đảo cũng được xem là một trong số ít các vườn quốc gia trên thế giới hội tụ cả 4 hệ sinh thái rừng và biển vô cùng đặc sắc và hiếm có. Hiện tại, nơi đây là nơi đang nuôi dưỡng và bảo tồn hàng trăm loại thực vật bậc cao. Trong số đó có rất nhiều loài quý hiếm đang nằm trong sách đỏ như sóc mun, sóc đen, chuột hưu…

Với việc được công nhận là khu Ramsar của thế giới, Vườn Quốc gia Côn Đảo đã góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch của Côn Đảo nói riêng cũng như của toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói chung và các tỉnh lân cận.

Vườn Quốc gia Côn Đảo hiện được đánh giá là Vườn quốc gia đạt 9/10 tiêu chí của ASEAN trong bộ tiêu chí lựa chọn Vườn Di sản ASEAN. Vườn quốc gia này được các quốc gia thành viên công nhận không chỉ vì sự đa dạng sinh học biển độc đáo mà còn cả những giá trị lịch sử-văn hóa của Việt Nam.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.
Thêm không gian cho cồng chiêng

Thêm không gian cho cồng chiêng

(GLO)- Dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoàn thiện và đưa vào sử dụng, ngoài mục tiêu tôn vinh di sản sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch địa phương.