Việt Nam có 13 nhà khoa học trong bảng xếp hạng thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
13 nhà khoa học Việt được xếp hạng ở 7 lĩnh vực: khoa học máy tính, kỹ thuật và công nghệ, khoa học môi trường, khoa học vật liệu, kỹ thuật cơ khí-hàng không vũ trụ, y học cộng đồng, khoa học xã hội.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức. Nguồn: VNU

Giáo sư Nguyễn Đình Đức. Nguồn: VNU

Website Research.com, cổng thông tin điện tử uy tín dành cho các nhà khoa học thế giới, vừa cập nhật kết quả xếp hạng các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học.

Năm nay, 13 nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước được xếp hạng ở 7 lĩnh vực: khoa học máy tính, kỹ thuật và công nghệ, khoa học môi trường, khoa học vật liệu, kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ trụ, y học cộng đồng, khoa học xã hội và nhân văn.

Trong số đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có 4 nhà khoa học góp mặt ở bảng xếp hạng này.

Cụ thể, lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ tiếp tục ghi danh giáo sư, tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông là một trong những nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực cơ học và vật liệu composite. Ông đã công bố trên 300 công trình khoa học, trong đó có 200 bài trên các tạp chí quốc tế ISI có uy tín.

Bốn năm liên tiếp 2019, 2020, 2021 và 2022, ông lọt vào top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới. Giáo sư Nguyễn Đình Đức vào top 94 thế giới trong lĩnh vực engineering năm 2022.

Lĩnh vực khoa học môi trường có giáo sư, tiến sỹ Phạm Hùng Việt và phó giáo sư, tiến sỹ Từ Bình Minh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo sư Phạm Hùng Việt hiện là Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm. Ông có hơn 100 công trình, bài báo công bố, sở hữu nhiều bằng sáng chế.

Phó giáo sư, tiến sỹ Từ Bình Minh là nhà khoa học trong lĩnh vực hóa học. Trong hai năm 2019, 2020, nhóm nghiên cứu của ông đã công bố trên 20 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI uy tín, nhiều tạp chí trong số đó thuộc TOP 5% theo lĩnh vực chuyên sâu.

Năm 2022, phó giáo sư, tiến sỹ Từ Bình Minh vào top nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.

Lĩnh vực khoa học máy tính có Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Hoàng Sơn, được biết đến là nhà khoa học trẻ tài năng với những công trình nghiên cứu ứng dụng cao, được các công ty công nghệ trong và ngoài nước đón nhận.

Đặc biệt, hơn nửa công trình nghiên cứu của ông được ứng dụng ở các nước đi đầu về khoa học công nghệ như Mỹ, Italy, Đức...

Phó giáo sư, tiến sỹ Lê Hoàng Sơn đã công bố hơn 180 công trình, bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI. Ông là gương mặt lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới trong 4 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021, 2022, đồng thời được gắn huy hiệu "Rising Star" - ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc trên thế giới năm 2022.

Ở lĩnh vực này, Việt Nam còn có tiến sỹ Hoàng Nhật Đức, Trường Đại học Duy Tân, công bố hơn 140 công trình, bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước, trong đó nhiều công trình thuộc danh mục ISI. Tiến sỹ Hoàng Nhật Đức có mặt trong danh sách top 10.000 nhà khoa học xuất sắc của thế giới năm 2021, 2022.

Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y tế công cộng, là nhà khoa học đầu tiên ở lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Y tế công cộng) vào bảng xếp hạng.

Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Minh có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và kinh tế y tế. Ông là chuyên gia về lĩnh vực kinh tế y tế, phương pháp nghiên cứu khoa học và thống kê y học với hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có phản biện quốc tế, trong đó nhiều công trình nghiên cứu đã áp dụng thành công vào thực tế, được Bộ Y tế đánh giá cao về tính hữu dụng cho sự phát triển của ngành.

Lĩnh vực khoa học vật liệu có Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, Trường Đại học Phenikaa. Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu sở hữu 165 công trình công bố trên tạp chí uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus, trong đó nhiều bài báo quốc tế giá trị với lượt trích dẫn cao.

Ông là gương mặt quen thuộc trong các bảng xếp hạng nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới trong nhiều năm và cũng là một trong hai nhà khoa học Việt Nam đứng top đầu trong lĩnh vực khoa học vật liệu thế giới. Ông là giáo sư trẻ nhất ngành vật lý Việt Nam (năm 2015) và sở hữu Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016.

Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ trụ có 5 nhà khoa học Việt được vinh danh, gồm: giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Xuân Hùng và tiến sỹ Phùng Văn Phúc (Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh); phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thời Trung (Trường Đại học Văn Lang); phó giáo sư, tiến sỹ Thái Hoàng Chiến (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) và phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Quốc Tính (Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản).

Lĩnh vực y học cộng đồng có phó giáo sư, tiến sỹ Trần Xuân Bách, Trường Đại học Y Hà Nội. Anh trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 32 năm 2016. Phó giáo sư Trần Xuân Bách có hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.

Việc xếp hạng các nhà khoa học hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học được Research.com thực hiện hàng năm, ở 24 lĩnh vực. Trong đợt xếp hạng lần này, Research.com đã xem xét dữ liệu của 166.880 nhà khoa học có năng suất công bố và trích dẫn hàng đầu thế giới.

Vị trí một nhà khoa học trong bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên chỉ số D-index, chỉ số đánh giá trên cơ sở các bài báo khoa học và giá trị trích dẫn trong một lĩnh vực cụ thể, tỷ lệ đóng góp trong lĩnh vực nhất định, bên cạnh các giải thưởng và thành tựu của họ.

Ngoài ra, Research.com cũng đối chiếu chéo và kiểm định từng nhà khoa học thông qua một số tiêu chí phụ khác như số lượng bài báo tại các tạp chí lớn, kỷ yếu hội nghị để xem xét các đóng góp của họ trong một số chuyên ngành nhất định.

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

(BĐ) - Sáng 30.6, gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới dự khai mạc Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử, do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức.
Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

(BĐ) - Chiều 29.6, GS Duncan Handale (ĐH Princeton, Mỹ), người từng đoạt Giải Nobel Vật lý năm 2016, đã có mặt tại Bình Định để dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử - sự kiện do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp với Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

(BĐ) - Ngày 29.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn) phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khai mạc Hội nghị quốc tế Từ Mê Kông đến đại dương - kết nối thế hệ trẻ của các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền hai cấp

Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền hai cấp

(BĐ) - Chiều 27.6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương nhằm rà soát tiến độ triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số, bảo đảm kết nối liên thông, đồng bộ hệ thống thông tin phục vụ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1.7.2025.
null