Vì sao ta lo lắng thái quá trước dịch bệnh?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sợ hãi trước một dịch bệnh là chuyện đương nhiên, nhưng nguyên nhân của các phản ứng thái quá - tin vào mọi lời đồn dù là vô lý nhất hay đổ xô đi mua thuốc men, khẩu trang - là gì?
 Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi mua đồ ở một khu chợ tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 6-2 - Ảnh: CNN/GETTY
Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi mua đồ ở một khu chợ tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 6-2 - Ảnh: CNN/GETTY
Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), nhiều người có xu hướng phản ứng thái quá trước các nguy cơ dịch bệnh, khủng bố, ngay cả khi bản thân họ không có nguy cơ bị ảnh hưởng, trong khi lại lơ là trước các mối đe dọa có thể thực sự gây nguy hiểm cho họ hơn. 
Các nghiên cứu đã chỉ ra những mối đe dọa mới mẻ và xa lạ như Ebola hay cúm gia cầm làm tăng cảm giác bất an nhiều hơn so với các nguy cơ "quen thuộc". Phản ứng này có thể liên quan đến hạch hạnh nhân (amygdala) bên trong thùy thái dương của não, vốn đóng vai trò thiết yếu trong việc nhận biết cái cũ - mới và phản ứng cảm xúc (sợ hãi, lo lắng hay giận dữ).
Con người cũng có xu hướng đánh giá thấp các nguy cơ quen thuộc. Trong mùa cúm gần nhất (từ tháng 10-2019 đến tháng 1-2020) ở Mỹ, có 19-26 triệu người nhiễm bệnh và 10.000-25.000 ca tử vong, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). 
Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn lơ là trước việc đi chích ngừa cúm, khác với cảm giác cuống lên khi có các dịch "cúm lạ", do lẽ "đa số ai cũng từng hoặc có biết người bị cúm sau đó khỏi bệnh" nên không có gì phải làm quá lên.
Ngoài ra, theo APA, các chứng bệnh nghe thì quen thuộc nhưng bản thân chúng ta chưa từng kinh qua cũng không gây phản ứng thái quá bằng các nguy cơ hoàn toàn mới. 
"Chúng ta đã trải qua vài thế hệ gần như không còn bệnh ho gà và thủy đậu, vì thế xã hội không thấy được nguy cơ - Barbara Reynolds, giám đốc phụ trách các vấn đề công chúng của CDC, giải thích - Thật khó để bắt phụ huynh hành động để bảo vệ con em trước một mối nguy vô hình với họ".
Thái độ trước nguy cơ dịch bệnh là thế, vậy khi cần phải thay đổi thói quen, hành vi để ngăn bệnh lây lan, mức độ sẵn lòng của con người ra sao? Theo bài viết "Tâm lý học của dịch bệnh" trên website của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hồi tháng 8-2018, tính bất định của vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định cuối cùng được đưa ra.
Trong giai đoạn đầu mỗi khi có dịch, các cơ quan chức năng thường khuyến khích mỗi cá nhân có các hành động như đi tiêm ngừa hay bỏ kế hoạch du lịch vì lợi ích cộng đồng. Song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra người ta có xu hướng không sẵn lòng hi sinh vì người khác khi lợi ích của việc đó là không chắc chắn. 
Cụ thể, người ta sẽ không sẵn sàng dành thời gian đến bệnh viện kiểm tra (nếu nghi ngờ có triệu chứng) hoặc hủy bỏ chuyến du lịch đã lên kế hoạch vì yếu tố bất định: không có gì bảo đảm làm thế sẽ giúp ngăn dịch bệnh lây lan. Chính điều này lại tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự lây nhiễm của dịch bệnh.
Nghiên cứu của WEF cũng cho thấy khi phải ra quyết định có khả năng gây hại cho người khác, con người có khuynh hướng xử sự như thể mọi thứ rồi cũng ổn. 
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát, hỏi những người tham gia liệu khi mắc một loại bệnh không có thật là "cúm châu Phi" thì họ có sẵn sàng nghỉ làm ở nhà để tránh lây cho đồng nghiệp hay không. Nhóm nghiên cứu cũng "cài" yếu tố bất định bằng cách lưu ý những người tham gia rằng nếu có đi làm thì chưa chắc họ sẽ lây bệnh cho người khác. Điều này khiến nhiều người cho biết sẽ không sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân của mình mà ngồi nhà khi có bệnh.
"Như kết quả của các nghiên cứu trước đó, những người tham gia cho biết sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà mặc kệ nguy cơ có thể gây hại cho người khác, nếu mối nguy đó không chắc sẽ xảy ra" - nghiên cứu kết luận.
Theo TỊNH ANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.