Vì sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thăm Triều Tiên?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc ông Tập Cận Bình cử cánh tay phải của mình, Lật Chiến Thư, thăm Triều Tiên ngày 8/9 đã cho thấy sự cẩn trọng ngoại giao của Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thăm Trung Quốc tới 3 lần kể từ đầu năm đến nay. Theo nhiều nguồn tin, trong chuyến thăm cuối tháng 3, ông Kim Jong-un đã mời ông Tập Cận Bình thăm Triều Tiên và Chủ tịch Trung Quốc đã nhận lời. Sau đó, đã có nhiều đồn đoán rằng ông Tập Cận Bình sẽ tới Bình Nhưỡng tháng 9 này. Nhưng thực tế không như vậy.

 
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 27/3/2018. (Ảnh: AFP)
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Binh trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 27/3/2018. (Ảnh: AFP)



Tối 4/9, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Chủ tịch Quốc hội) Trung Quốc Lật Chiến Thư sẽ thăm Triều Tiên với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Triều Tiên (9/9).

Một ngày trước khi Tân Hoa Xã đưa tin, hôm 3/9, các bài phân tích trên truyền thông Hàn Quốc cũng đã cho rằng ông Tập Cận Bình sẽ không thăm Triều Tiên. Lý do có thể là không đủ thời gian sắp xếp lịch trình của ông Tập, nhưng cũng có thể Bắc Kinh e rằng Mỹ sẽ nổi giận thêm trong bối cảnh 2 nước đang đối đầu gay gắt trong cuộc chiến thương mại.

Sự im lặng bất thường

Theo hãng thông tấn Yonhap và trang tin Chosun Online của Hàn Quốc, chính quyền Trung Quốc đã khá “im hơi lặng tiếng” về kế hoạch thăm Triều Tiên của các nhà lãnh đạo nước này dù chỉ còn vài ngày nữa là kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Triều Tiên. Trong khi rõ ràng trước đây những thông tin như vậy thường được công bố trước ít nhất 1 tuần.

Phân tích của truyền thông Hàn Quốc cho rằng các quan chức Trung Quốc và Triều Tiên không thể khớp lịch làm việc của ông Tập Cận Bình với chương trình kỷ niệm của Triều Tiên. Văn phòng Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, lãnh đạo các nước châu Phi, gồm Ghana, Ai Cập, Nam Phi, Congo… đã nhận lời mời thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh từ ngày 31/8 đến ngày 9/9.

Đặc biệt quan trọng trong khoảng thời gian này là Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi từ 3-4/9 tại Bắc Kinh. Trung Quốc đặt rất nhiều nỗ lực và kỳ vọng vào diễn đàn này nhằm gia tăng ảnh hưởng tại “Châu lục Đen”.

Nhưng điểm mấu chốt là trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đột ngột hủy chuyến thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Triều Tiên, kèm với lời chỉ trích Trung Quốc đang kìm hãm tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên và khuyến khích Bình Nhưỡng lẩn trốn cam kết của chính nước này.

Điều đó đã tạo ra một áp lực ngoại giao với ông Tập Cận Bình trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung vốn đã “căng như dây đàn” vì cuộc chiến thương mại không khoan nhượng.

Bài toán khó ở Bình Nhưỡng

“Với việc ông Trump tăng cường các chỉ trích đối với Trung Quốc vì vấn đề thương mại và Triều Tiên, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Bình Nhưỡng có thể sẽ thúc đẩy những suy nghĩ rằng Bắc Kinh không đủ nhiệt  tình với việc phi hạt nhân hóa” – giáo sư quan hệ quốc tế trường đại học Lingnan ở Hong Kong, Zhang Baohui chia sẻ với trang Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

Dong-a-Ilbo, tờ báo uy tín gần 100 tuổi của Hàn Quốc cũng cho rằng, nếu ông Tập Cận Bình có động thái thể hiện tình hữu nghị với Triều Tiên lúc này, Washington sẽ coi đó là hành động khiêu khích thêm căng thẳng giữa 2 nước và nhìn Bắc Kinh như là một đối thủ đang tìm cách “giật dây” để Triều Tiên không tuân thủ thỏa thuận phi hạt nhân.

Một khi đặt chân tới Bình Nhưỡng, ông Tập Cận Bình sẽ không thể không dự khán cuộc diễu binh hoành tráng của Triều Tiên và nếu ông Kim Jong-un muốn nhân cơ hội đó “trình làng” một vài vũ khí mới thì mức độ căng thẳng giữa các bên sẽ được đẩy lên một nấc thang mới. Việc ông Tập Cận Bình đứng cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên trong lễ phô trương sức mạnh đó sẽ bị Mỹ coi là hành động tiếp tay cho Bình Nhưỡng, ủng hộ sự “cứng đầu” của Bình Nhưỡng với Washington.

Đó là chưa kể việc ông Tập Cận Bình sẽ không thể tới Triều Tiên vào đúng dịp kỷ niệm Quốc khánh mà không mang theo những “món quà” thiện chí, ví dụ như là những thỏa thuận hợp tác kinh tế hay một hình thức viện trợ nào đó.

Theo Lu Chao, một chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên tại Học viên Khoa học Xã hội Liêu Ninh, Bình Nhưỡng nhiều khả năng sẽ nhờ Bắc Kinh kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với việc dỡ bỏ trừng phạt với Triều Tiên nhưng Trung Quốc cũng sẽ hối thúc nước láng giềng có những bước đi thực tế hơn nữa trong tiến trình phi hạt nhân hóa.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, với tư cách là 1 bên tham gia vào nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, Bắc Kinh dù kêu gọi nới lỏng trừng phạt với Triều Tiên cũng không muốn mang tiếng là nhân tố khiến Bình Nhưỡng có thể “nhởn nhơ” trước sức ép một phía từ Washington và Seoul. Trung Quốc không muốn đối mặt với hậu quả ngoại giao sau hành động đó.

Tại sao lại là Lật Chiến Thư?

Chuyên gia Lu Chao cho rằng, việc cử ông Lật Chiến Thư tới dự lễ Quốc khánh Triều Tiên là hành động cho thấy Trung Quốc vẫn muốn duy trì động lực cho mối quan hệ song phương dù ông Tập Cận Bình không có mặt, và là “một tín hiệu về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chiến lược của Triều Tiên”.

Là quan chức cấp cao thứ ba trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhưng ông Lật Chiến Thư là quan chức cao nhất của Trung Quốc thăm Triều Tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012 đến nay. Lần gần đây nhất 1 quan chức cấp cao Bộ Chính trị Trung Quốc đến Triều Tiên là chuyến thăm của ông Lưu Vân Sơn năm 2015, nhân vật đứng thứ 5 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII (2012 – 2917).

“Cử ông Lật Chiến Thư đi với tư cách là quan chức hàng đầu của Trung Quốc sẽ giúp Bắc Kinh thể hiện thiện chí với Triều Tiên mà lại tránh được việc thôi thúc những ý nghĩ [tiêu cực – PV] của ông Trump” – giáo sư Zhang Baohui cho biết.

Ông Tập Cận Bình dường như đã có một quyết định chiến lược nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc bằng cách cố gắng cải thiện quan hệ với Mỹ - chuyên gia Viện Yonsei nghiên cứu về Triều Tiên có trụ sở ở Seoul cho rằng, ông Boo Seung-chan nhận định.

“Nếu ông Tập Cận Binh đến Bình Nhưỡng sau khi ông Trump đã cảnh báo thì điều đó chỉ làm trầm trọng hơn tình hình Mỹ đánh thuế với Trung Quốc” – ông Boo nêu rõ, đồng thời cho rằng việc chịu thêm các đòn thương mại nữa sẽ khiến Bắc Kinh khó đạt được một số mục tiêu khác.

“Tuy nhiên điều đó không có nghĩ rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên xấu đi” – ông Boo khẳng định. “Ông Tập Cận Bình đã cẩn thận lựa chọn cánh tay phải của mình, người ông ấy tin tưởng có thể thay thế ông chứng minh với Bình Nhưỡng rằng họ vẫn rất quan trọng với Bắc Kinh”.

Theo ông Michael Kovrig, cố vấn cấp cao về Đông Bắc Á tại tổ chức Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), việc cử ông Lật Chiến Thư sang Triều Tiên lần này đã cho thấy vị thế của Bình Nhưỡng được nâng tầm trong mắt Bắc Kinh.

Michael Kovrig cho rằng, ông Lật Chiến Thư có kinh nghiệm chính trị và ngoại giao để thăm dò kỹ hơn ý định về cách tiếp cận của Bình Nhưỡng trong đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc.

 Diệu Hương/VOV
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.