Về với bến thuyền Ayun

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Năm nay, có lẽ, mùa gặt ở vùng Đông Bắc huyện Chư Sê đến sớm hơn. Trên con đường từ xã Dun đến Kông Htok rẽ về xã Ayun, nhà nào cũng phơi đầy rơm rạ, xe công nông đang chở những bó lúa mới gặt về làng, hương lúa mới nồng nàn. Đứng trên đèo Tung Ke (còn gọi là đèo Ayun), rừng khộp mùa này còn xanh lá, tôi nhìn về thung lũng phía Đông tắm trong ánh nắng vàng nhạt của mùa khô Tây Nguyên buổi sớm mai, xa xa lô nhô những buôn làng hiện lên một cách sống động, cùng cánh đồng trơ gốc rạ tạo nên khung cảnh êm ả, thanh bình.

Con đường từ ngã ba Kông Htok về đến làng cuối ven hồ Ayun (làng D’Lâm) khá gập ghềnh, khó đi. Tôi ghé thăm Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Lê Lợi (xã Ayun), gặp quý thầy-cô giáo ở đây để tìm hiểu thêm về địa hình và đời sống người dân bản địa. Qua chiếc cầu treo hiện đại bắc qua sông Ayun, nước đỏ quạch màu phù sa đầu nguồn để đến làng Amil và D’Lâm. Từ đây, tôi mới hình dung được, ở vùng ngã ba thị xã Ayun Pa, nơi hội tụ của 2 dòng nước (Ia Pa và Ia Ayun) bên đục bên trong hòa vào nhau thành dòng sông Ba mang nặng phù sa đổ về phía hạ nguồn. Người dân địa phương thường ví dòng Ayun nơi đây như con trăn khổng lồ, khi hiền lành, lững lờ, yên ả, nhưng đến mùa mưa lũ, nó quẫy đạp khiến núi lở, đất trồi, nước sông cuồn cuộn dâng cao cuốn phăng tất cả nhà cửa, trâu bò…

Trong những năm tháng kháng chiến chống ngoại xâm, người Jrai, Bahnar nơi đây đã anh dũng đứng lên chống kẻ thù chung, bảo vệ phong trào cách mạng. Sau ngày thống nhất đất nước, khi xã Ayun được thành lập (năm 1994), người dân nơi đây vẫn còn gian khổ, thiếu ăn với trên 70% hộ nghèo, do khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước sản xuất, đất đai khô cằn, trẻ em thất học. Đến khi sông Ayun được ngăn dòng để hình thành công trình đại thủy nông Ayun Hạ, vùng lòng hồ trải rộng hàng chục ki lô mét vuông, trong đó có vùng ngập xã Ayun trở thành hồ nước đầu nguồn với tiềm năng thủy sản giàu có đem lại cho cư dân địa phương một nguồn lợi tự nhiên khá phong phú. Và, nghề đánh bắt thủy sản trên hồ Ayun dần trở thành nghề chính của bà con Jrai, Bahnar sống ven hồ. Năm 2010, ghi nhận những đóng góp to lớn của địa phương trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chính quyền và Nhân dân xã Ayun.

Bến thuyền Ayun. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Bến thuyền Ayun. Ảnh: Hùng Hoa Lư

Sáng sớm hôm ấy, tôi lang thang về bến thuyền Ayun khi mặt trời đã lên khỏi con sào. Trước mắt tôi, một bến thuyền thoáng rộng với hàng trăm chiếc ghe nhỏ cùng kích cỡ đang phơi mình trong nắng. Có nhiều chiếc ghe còn neo đậu trong bãi cạn, có những con thuyền đã được kéo lên bờ. Nhìn cảnh vật, bất giác tôi nhớ đến câu thơ rất gợi trong bài “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Tất nhiên, đây không phải là biển mà là hồ nước ngọt trên núi và ngư dân là những chàng trai của núi rừng. Ngoài kia, mặt hồ mênh mông nước, xa xa, những dãy núi xanh ngắt một màu; gần hơn có nhiều cồn đảo nổi đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình. Tôi nhìn đồng hồ, mới chỉ hơn 9 giờ, mặt trời đã bắt đầu như lò than hồng hun nóng. Một con thuyền đã cập bến sau một đêm đánh bắt trên hồ. Một ngư dân cho tôi biết, cá được đánh bắt vùng lòng hồ Ayun chủ yếu là cá mè, trắm, thác lác, chép và cá lóc.

Lòng hồ Ayun (xã Ayun, huyện Chư Sê). Ảnh: Phạm Quý

Lòng hồ Ayun (xã Ayun, huyện Chư Sê). Ảnh: Phạm Quý

Những ngư dân mới vào nghề của các làng: D’Lâm, Amil, Achông… vài năm trước đây đã được Nhà nước hỗ trợ một chiếc thuyền nhỏ và một tay lưới để đánh bắt cá trên hồ nhằm cải thiện bữa ăn và có thêm thu nhập hàng ngày. Gặp anh Rơchom Hek đang phơi tay lưới trước nhà, anh tâm sự: “Ngày nào, mình cũng phải dậy sớm, khi con gà gáy lần đầu là mang lưới ra bến chèo thuyền đi trong đêm. Những người khác cũng vậy, mỗi người chèo đi một hướng và chọn vị trí để giăng lưới. Đợi đến khi trời hửng sáng thì bắt đầu thu lưới. Ngày nào may mắn thì được 3-5 kg cá đủ loại; ăn không hết thì bán lại cho tiểu thương. Khi có thuyền, ngày nào mình cũng thích đi hồ, vừa mát mẻ vừa có cá ăn…Vui lắm!”. Còn vợ chồng Ksor Lin tôi gặp tình cờ ở bến thuyền khi chở đứa con trai từ lòng hồ trở về. Trên thuyền của anh chị không có cá mà chỉ chở về vài bó lúa mới gặt. Anh cho biết, vợ chồng vừa đi gặt lúa ở bên cồn đảo ngoài kia. Ngày trước, cha mẹ nghèo lắm, làm lụng vất vả mà không đủ ăn. Giờ có chiếc ghe Nhà nước giúp nên có thể đi vỡ ruộng ở xa và đi đánh cá nên không còn lo đói nữa.

Cái nắng gay gắt vây quanh bến thuyền. Trở lại làng D’Lâm, tôi đứng hóng mát dưới bóng cây rừng còn sót lại, hàng trăm con chim chích ríu rít đang làm tổ trên cành. Thật đúng là đất lành chim đậu. Tôi chợt nghĩ, nếu mai đây, con đường về bến thuyền Ayun được bê tông hóa thuận tiện cho mọi phương tiện đi lại thì du khách bốn phương sẽ thích được trải nghiệm đi thuyền trên mặt hồ đầu nguồn Ayun và cùng dân làng đi đánh cá đêm bên những ốc đảo cuộn mình cùng sông nước mênh mang.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

Thơ Nguyễn Hoàng Thu: Tình yêu

(GLO)-Cả bài thơ là sự nối tiếp của những phép so sánh. Dù tình yêu đến hay chia xa, nắng vẫn ươm vàng, bầu trời vẫn xanh, biển vẫn động đầy nỗi nhớ. Dường như, bằng cách này, tác giả Nguyễn Hoàng Thu như muốn khẳng định sự vĩnh cửu, lâu dài, bền chặt của tình yêu.
Mùa xuân hoa cỏ

Mùa xuân hoa cỏ

(GLO)- Tết rồi, mùa khô ràn rạt gió và nắng. Mùa này, Tây Nguyên có thể ứng vào câu thơ của Nguyễn Trãi: “Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”. Một thời mùa này, Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, chỉ có mịt mù bụi đỏ, đỏ từ lá cây, nếu loại cây ấy còn lá, tới nhà cửa, người ngợm. Bụi, khô và bỏng rát vì... lạnh. Mùa này lạ lắm, nắng ong óng vàng và lạnh quắt tai, thứ lạnh khô rất hiếm, đặc trưng Tây Nguyên.
Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

Công ty cổ phần Thăng Long: Những việc làm trách nhiệm với cộng đồng

(GLO)- Với phương châm hoạt động kinh doanh không chỉ vì lợi nhuận mà phải có trách nhiệm với cộng đồng, hơn 20 năm đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Công ty cổ phần Thăng Long đã có những đóng góp thiết thực trong công tác an sinh xã hội, giúp nhiều gia đình người dân tộc thiểu số có chỗ ở ổn định.
An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

An Khê với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

(GLO)- Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và đạt nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thị xã phát triển toàn diện và bền vững.
Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

Tiêu Lệ Chí vươn tầm thế giới

(GLO)- Có lẽ xuất phát từ tình yêu nông nghiệp sạch và tâm huyết với cây hồ tiêu vốn nổi tiếng một thời đang có nguy cơ mai một bởi tư duy sản xuất chạy theo thị trường mà những người trẻ sinh sống ở vùng đất Lệ Chí đã từng bước gầy dựng lại vùng hồ tiêu hữu cơ. Hơn thế, họ còn mong muốn đưa thương hiệu hồ tiêu của quê mình vươn tầm ra thế giới.
Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

Chư Păh 3 khâu đột phá để thu hút đầu tư

(GLO)- Vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Păh đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2022. Trong 17 chỉ tiêu kinh tế-xã hội do Nghị quyết HĐND huyện đề ra có 16 chỉ tiêu đạt và vượt. Đặc biệt, các khâu đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển các lĩnh vực lợi thế mang lại những kết quả tích cực.
Hơi thở mùa xuân

Hơi thở mùa xuân

(GLO)- Mùa xuân vẫn được coi là mùa đẹp nhất trong năm. Riêng tôi, tôi cảm nhận được vẻ đẹp ấy qua từng hơi thở. Có lẽ vì vậy mà mỗi khi tháng Chạp khóa cửa chuẩn bị đón ngày sang, tôi lại hoài mong nét tươi mới của mùa xuân.
Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

Ia Grai: Phấn đấu phát triển toàn diện và bền vững

(GLO)- Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện cùng với sự nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội theo nghị quyết HĐND huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết kịp thời, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về lại "thủ đô kháng chiến"

Về lại "thủ đô kháng chiến"

(GLO)- Tôi đã nhiều lần về thủ đô cách mạng một thời ở Tân Trào, mỗi lần về tuy thời gian lưu lại không lâu, nhưng với người hay “khám phá”, tôi đã cố gắng tìm hiểu thêm những điều có thể mà trước đó chỉ nghe hoặc đọc ở đâu đó từ người khác, từ sách báo… 
Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

Công ty TNHH Vĩnh Hiệp: Lấy uy tín, chất lượng để đồng hành dài hạn cùng đối tác

(GLO)- Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (địa chỉ 404 Lê Duẩn, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) là đơn vị xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung. Để đạt được vị thế như ngày hôm nay, Công ty luôn dùng uy tín, chất lượng, sự tử tế và phục vụ khách hàng tận tâm làm phương châm cho mọi hoạt động.
Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

Mở đường cho trái cây vươn ra thị trường

(GLO)- Những năm qua, các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong tỉnh rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho trái cây đặc sản để nâng tầm giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, các doanh nghiệp, HTX liên kết với người dân xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng để phục vụ xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho cả đôi bên.
Để cây đời bật những mầm xuân

Để cây đời bật những mầm xuân

(GLO)-Mừng xuân-mừng Đảng thêm tuổi mới, lòng ta rộn vui nghĩ về tương lai với bao kỳ vọng về tầm vóc, vị thế của đất nước, dân tộc. Xuân của đất trời, Đảng của lòng dân. Mừng xuân mới, ôn lại chuyện cũ để chúng ta thêm tự hào, tin tưởng vào quyết tâm làm sạch mình của Đảng, thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
Những người... không có Tết

Những người... không có Tết

(GLO)- Tết đến, khi mọi người, mọi nhà sum vầy bên mâm cơm đoàn viên thì trên những cung đường, các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông (CSGT) lặng lẽ làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

Nâng tầm giá trị rau Đak Pơ

(GLO)- Đak Pơ là một trong những vùng chuyên canh rau lâu đời với diện tích hơn 6.700 ha, sản lượng trên 121 ngàn tấn/năm. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm “Rau Đak Pơ”, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

Ia Pa 20 năm một chặng đường phát triển

(GLO)- Năm 2022, kinh tế-xã hội huyện Ia Pa đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đây là tiền đề quan trọng để cấp ủy, chính quyền và người dân vững vàng bước vào năm Quý Mão 2023 với mốc lịch sử kỷ niệm 20 năm thành lập huyện.