Về thăm nhà sàn của Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Khi về Thủ đô, tôi luôn dành thời gian đến thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Lần này, may mắn là có đoàn các cháu học sinh THPT của một tỉnh Việt Bắc, tôi đi cùng các cháu để được nghe hướng dẫn viên thuyết minh cặn kẽ về rất nhiều những địa điểm mà Bác Hồ từng ở và làm việc. Đặc biệt là nơi ở và làm việc của Bác tại Phủ Chủ tịch, một di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia và tầm cỡ quốc tế.

Bác Hồ sống và làm việc tại đây từ tháng 12-1954 đến ngày Người mất: 2-9-1969. Trong 15 năm đó, Bác đã cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng và lãnh đạo Nhân dân tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược quan trọng là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước; góp phần vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Tác giả (đứng giữa) chụp ảnh trước nhà sàn của Bác ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: B.H

Tác giả (đứng giữa) chụp ảnh trước nhà sàn của Bác ở Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: B.H

Ở đây, chúng tôi biết thêm nhiều tài liệu, hiện vật được bảo tồn nguyên vẹn như khi sinh thời Bác sống và làm việc. Những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của Khu di tích không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ và thấm nhuần hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống khiêm tốn, giản dị, tinh thần cách mạng vô song và tình yêu Nhân dân, đất nước tha thiết của Bác, mà còn mang ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà toàn Đảng, toàn dân đang nỗ lực phấn đấu thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người để rèn luyện bản thân, góp phần vào công cuộc đấu tranh làm trong sạch nội bộ, phòng-chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng-chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được kể chi tiết về ngôi nhà sàn, nơi Bác ở và làm việc từ tháng 5-1958 đến tháng 8-1969. Lắng nghe thuyết minh viên trình bày về “sự tích” hình thành ngôi nhà sàn, chúng tôi không khỏi bùi ngùi xúc động. Ngôi nhà Bác ở chẳng chút bóng dáng quyền uy, phú quý, mà chỉ thấy hiện hữu một phong cách sống giản dị, khiêm nhường. Cuộc sống của Bác trong ngôi nhà thể hiện đầy đủ, rõ nét, sinh động đạo đức cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

Chuyện kể rằng, trong căn phòng ngủ của Bác, đồ dùng sinh hoạt chỉ vẻn vẹn có chiếc giường đơn mộc mạc, chiếc tủ nhỏ đựng vài bộ quần áo lụa Bác mặc hàng ngày, bộ quần áo ka ki khi tiếp khách hoặc đi công tác. Qua phim ảnh, chúng ta đã biết những điều này, nhưng khi nghe hướng dẫn viên trình bày chi tiết, chúng tôi ngậm ngùi rơi nước mắt, càng nghĩ, càng thương yêu Bác vô cùng.

Chuyện kể rằng, sau chuyến thăm một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên về lại Thủ đô, Bác nói với anh em phục vụ: “Trung ương đề nghị xây cho Bác một ngôi nhà mới, Bác nghĩ: nên làm một căn nhà nho nhỏ ở phía bên kia bờ ao theo kiểu nhà của đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, giống như ngôi nhà Bác đã từng ở trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp” (theo tài liệu Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch).

Bác trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, người được giao nhiệm vụ thiết kế nhà sàn, là chỉ nên làm ngôi nhà sàn vừa đủ cho một người ở, gỗ dựng nhà không nên dùng gỗ quý; hành lang nên làm rộng để vừa ngồi đọc sách vừa thuận tiện cho việc qua lại; cầu thang lên trên nhà rộng đủ để 2 người cùng đi. Theo đó, ngày 15-4-1958, ngôi nhà sàn được khởi công xây dựng. Anh em cán bộ, chiến sĩ đã làm việc khẩn trương để hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất, kịp mừng sinh nhật lần thứ 68 của Bác. Ngày 17-5-1958, ngôi nhà được khánh thành.

Không gian xanh mát, thanh bình trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Bích Hà

Không gian xanh mát, thanh bình trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Bích Hà

Ngôi nhà sàn là nơi gắn bó với cuộc sống của Bác trong 11 năm cuối đời (1958-1969). Hiện nay, các tài liệu, hiện vật tại ngôi nhà sàn vẫn được giữ nguyên vẹn như những ngày cuối cùng của Bác sống và làm việc. Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc: xung quanh nhà có mành che, phía dưới để thoáng. Trước nhà là một vườn hoa nhỏ trồng nhiều loại hoa ngày đêm tỏa hương thơm, phía ngoài là hàng rào râm bụt gợi nhớ hình ảnh quê hương Nghệ An, nơi Bác sinh ra và lớn lên.

Cũng tại ngôi nhà sàn này, Bác đã viết lời kêu gọi toàn dân đứng lên chiến đấu chống Mỹ cứu nước, khẳng định ý chí quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song Nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do!”. Lời khẳng định “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Bác đã trở thành chân lý của mọi thời đại!

Đến với Hà Nội thì viếng thăm nhà sàn Bác Hồ là một trong những nơi không thể thiếu. Đây là nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và hiện là một phần quan trọng trong quần thể Khu di tích. Năm 2009, ngôi nhà sàn được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Kể từ đó, nhà sàn Bác Hồ hàng năm tiếp đón nhiều đoàn chính khách, các nguyên thủ quốc gia và đồng bào cả nước và du khách quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Dấn thân chữa bệnh cứu người

Đi qua đủ thăng trầm của nghề y, mái tóc điểm bạc, nhiều thầy thuốc vẫn miệt mài trên con đường chữa bệnh cứu người. Họ đi đến bất kỳ nơi đâu người bệnh cần với một tinh thần y khoa dấn thân và trách nhiệm truyền “lửa nghề” cho thế hệ kế cận.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - bài 12: Kéo điện vượt sông Hồng

Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) sẽ tới hạn phải hoàn thành. Mặc thời tiết khi thì nắng cháy da thịt, khi thì mưa trắng trời đất, những chiến binh áo cam vẫn vượt mọi thử thách để hoàn thành công trình ánh sáng…
Ký ức Đak Pơ

Ký ức Đak Pơ

(GLO)- Dấu mốc lịch sử đã chạm đến con số 70 năm kể từ ngày diễn ra trận giao thông chiến lớn nhất trong suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến của dân tộc ta, làm nên chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954-24/6/2024). Chiến thắng lịch sử đó chưa hề mờ nhạt trong ký ức những người chiến sĩ Đak Pơ năm ấy.

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua khu vực Nam Định, Thái Bình chủ yếu được xây dựng trên khu vực đồng trũng, đất lầy nên việc thi công móng cọc có tính quyết định. Tổng chiều dài cọc ép xuống lòng đất tuyến Nam Định I - Phố Nối khoảng 500km tương đương chiều dài tuyến đường dây 500kV mạch 3.
Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Khi tôi đeo đuổi nhân vật

Sự may mắn trong lúc đi viết phóng sự chỉ đến khi chính mình đã kiên trì, gắng sức đeo bám nhân vật. Nếu nản lòng, bạn có thể sẽ bỏ qua một câu chuyện ý nghĩa, một con người thú vị, truyền cảm hứng cho cộng đồng…
Kon Plông thức giấc

Kon Plông thức giấc

Kon Plông là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum với diện tích tự nhiên 137.000 ha. Dân số toàn huyện trên 27.850 người, chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ca Dong, Hre.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.