Về tác phẩm văn học của cố Bí thư Đảng ủy Trại giam tù binh Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bia tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh tại Trại giam tù binh Pleiku (1966-1972) dựng tại phường Thống Nhất (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có nhắc đến Bí thư Đảng ủy Trại giam Nguyễn Kim Hùng (Nguyễn Kim Anh). Theo tài liệu khác, ông còn là diễn viên kiêm kịch tác gia.

Trong hồi ký “Vết son thời gian” (Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hóa-Thông tin Gia Lai xuất bản năm 1999), hơn một lần, các cựu tù Trại giam tù binh Pleiku (1966-1972) nhắc đến vở kịch “Trần Bình Trọng” từng được công diễn trong khuôn viên “địa ngục trần gian” này dịp Tết năm 1967. Đêm diễn ấy là tiếng lòng sâu lắng của những người yêu nước, là cái tát thẳng vào mặt những kẻ làm tay sai cho giặc. Đỉnh điểm vở tuồng chính là hành động phi thường của tướng quân Trần Bình Trọng (diễn viên Võ Sĩ Thừa thủ vai) khi bị địch bắt và mua chuộc bằng cách mời rượu. Ông đã đứng lên đá văng ly rượu rồi chỉ vào mặt tên phản bội Trần Lộng mà thét lớn: “Chưa giết hết chúng bay, rượu làm sao… uống được!”.

Hiếm người không biết đến nhân vật Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng trước kẻ thù láng giềng hung hãn, xảo quyệt: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc!”. Khí phách kiên cường của vị tướng đời Trần ấy từ lâu đã trở thành một tượng đài bất khuất trong lịch sử, văn hóa Việt Nam. Tuy vậy, hành trình đi tìm tác phẩm “Trần Bình Trọng” của cựu tù Nguyễn Kim Hùng lại thật không dễ.

Bìa cuốn sách “Non sông gọi” xuất bản năm 1983. Ảnh: N.Q.T

Bìa cuốn sách “Non sông gọi” xuất bản năm 1983. Ảnh: N.Q.T

Ông Nguyễn Kim Hùng qua đời năm 1983. Dù rất kiên nhẫn nhưng nhiều khi tôi nghĩ mình đã tuyệt vọng. Đến một ngày, tôi chụp tất cả những thông tin liên quan gửi cho Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ-nguyên Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi nhờ anh giúp đỡ. Thật may mắn, anh Vũ đã tìm ra manh mối là nhân chứng sống. Tôi đáp xe đò về quê hương của kịch tác giả Nguyễn Kim Hùng ngay trong đêm.

Được sự cho phép của người thân cố tác giả Nguyễn Kim Hùng, tôi tận mắt thấy cuốn sách “Non sông gọi” do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghĩa Bình xuất bản năm 1983. Sách dày gần 100 trang, khổ 13 x 19 cm. Ruột sách là loại giấy đen thường thấy trong giai đoạn này. Quan trọng hơn, trên đó có in 2 kịch bản văn học của cựu tù Trại giam tù binh Pleiku Nguyễn Kim Hùng. Ngoài lời giới thiệu đầu sách của bậc lão thành trong hoạt động, nghiên cứu sân khấu Hoàng Châu Ký (6 trang) viết vào dịp mùng 2-9-1983, phần tiếp theo, các kịch bản “Trần Bình Trọng” và “Trần Quốc Toản” có số trang bằng nhau (40 trang).

Vở kịch thứ nhất, các nhân vật được chia thành 2 phe. Còn bối cảnh vở kịch thứ 2 xảy ra vào mùa xuân năm 1285, gồm các nhân vật: Trần Nhân Tông, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Trần Quang Xưởng, Lý Mẫu, Hoàng Lão, Kim Chi, Lão Mai, em Sơn, bà Lão, em Lâm, Lê Vũ, Sài Thung và một số người khác.

Điểm chung của 2 văn bản này là dựa trên cốt truyện lịch sử có thật, tác giả Nguyễn Kim Hùng đã hư cấu thêm một cách hợp lý, khiến các tác phẩm trở nên đẹp đẽ, hấp dẫn. Đặt sự xuất hiện của 2 kịch bản văn học này trong bối cảnh ngục tù trước 1975, sẽ thấy tác động từ những tác phẩm này hết sức lớn. Không chỉ khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đây còn là những lời hiệu triệu, động viên, là niềm tin sắt son vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc, dù kẻ thù có bạo tàn, xảo quyệt đến mấy.

Trong quá trình tìm tư liệu liên quan, tôi được biết, ngoài sáng tác kịch bản tuồng, người chiến sĩ cách mạng kiên cường ở Trại giam tù binh Pleiku và ngục tù Phú Quốc Nguyễn Kim Hùng còn là diễn viên tuồng (vở diễn năm 1967 tại Pleiku, ông đóng vai tướng giặc Ô Mã Nhi). Ngoài 2 tác phẩm “Trần Bình Trọng”, “Trần Quốc Toản” nêu trên, ông còn là cha đẻ của các vở “Xô Viết Nghệ Tĩnh”, “Khởi nghĩa Ba Tơ”, “Nợ máu”…

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.