Cuốn sách của một cán bộ văn hóa kỳ cựu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tập sách “Một thời để nhớ” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2022) của tác giả Phan Duy Tiên-một trong những cán bộ lâu năm của ngành văn hóa ở An Khê (tỉnh Gia Lai) quả thật rất đáng đọc. Là những ghi chép mang tính báo chí, tập sách dày gần 500 trang gồm 3 phần: “Quê hương trong tôi” (9 bài), “An Khê-Quê hương thứ hai của tôi” (38 bài) và “Những nơi tôi đến và những người tôi được tiếp xúc” (7 bài).
Trong cuốn “Một thời để nhớ”, phần viết “Quê hương trong tôi” là những hồi ức của tác giả kể từ khi nhận biết được thế giới xung quanh. Vì cha đi tập kết, để có thể tạm sống yên ổn, khi còn nhỏ, Phan Duy Tiên được mẹ cho lên chùa Vạn Tượng (Nghĩa Dõng, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) nương nhờ với tên gọi là Xíu hơn 2 năm. Thời điểm từ đầu năm 1967, khi đã trở thành thành viên của Đội công tác xã Nghĩa Dõng, những ghi chép của tác giả viết về chuỗi ngày gian khổ và hy sinh không thể kể hết của phong trào cách mạng tỉnh Quảng Ngãi mà ông là nhân chứng tại một khu vực cụ thể.
Với lối văn mạch lạc, rõ ràng, người viết gây xúc động mạnh cho độc giả hôm nay, bởi những chi tiết chân thật đến trần trụi về nỗi đau, sự mất mát trong thời chiến. Chính người kể lại những hồi ức này với tư cách một tay súng trẻ khi ấy cũng đã nhiều lần bị thương, tưởng chừng như không còn có cơ hội sống sót. Như mọi câu chuyện về chiến tranh của những người yêu nước, phần viết này của tác giả thực sự thấm đẫm tính nhân văn, có nhiều chi tiết lần đầu được công bố.
Ở phần viết “An Khê-Quê hương thứ hai của tôi”, ngòi bút của Phan Duy Tiên đã chạm tới hầu hết vấn đề liên quan đến nơi mình đang sống, từ góc nhìn của một người làm công tác văn hóa, thể thao. Ông dành nhiều thời gian cho vùng đất Tây Sơn Thượng đạo với các nhân vật cụ thể như: thủ lĩnh Nguyễn Nhạc thời buôn trầu hay lặn lội đi tìm quê gốc của nàng hầu tên Đố, về quá trình hình thành thị xã An Khê từ ấp Tây Sơn. Các nghi lễ tín ngưỡng, thành hoàng hay dòng họ lâu đời của vùng đất này cũng được tác giả tập sách nhiều lần trăn trở qua từng trang viết…
Bìa tập sách “Một thời để nhớ”. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Bìa tập sách “Một thời để nhớ”. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Ông Phan Duy Tiên cũng chính là người công bố những thông tin đầu tiên về vụ thảm sát của thực dân Pháp năm 1947 tại xã Đak Hlơ (huyện Kbang) trên báo Gia Lai để rồi sau đó không lâu, địa điểm này được công nhận di tích cấp tỉnh. Là người trong cuộc, ông cũng kể tường tận cho độc giả nghe chuyện nhạc hiệu của Đài Truyền thanh-Truyền hình An Khê đã được ra đời như thế nào. Tâm huyết với quê hương thứ hai, ông không ngần ngại nêu những đề xuất mà bản thân cho là cần thiết và quan trọng đối với một vùng đất giàu trầm tích văn hóa như An Khê. Ông cho rằng với những thành tích trong 9 năm chống Pháp, An Khê xứng đáng có một tượng đài chiến thắng.
Tương tự như vậy, trong một bài viết đầy tính xây dựng, tác giả tập sách tâm sự: “Mong muốn An Khê có được một cuốn Dư địa chí để giúp mọi người, nhất là thế hệ trẻ biết trên mảnh đất An Khê có các địa danh như núi Ông Bình, Ông Nhạc, Gò Kho, Xóm Ké, Miếu Xà, núi Hoàng Đế”… Dù tự nhận mình không phải là nhà văn, nhưng khi trải lòng về nơi mình đang sống, về những người thân yêu quanh mình, ông Phan Duy Tiên đã khiến độc giả xúc động. Đó là những trang viết về cha mẹ, về mối tình đầu, về con cái và những người gần gũi như ông Nguyễn Hoàng Hưng (nguyên Bí thư Huyện ủy An Khê, mất năm 1990), các võ sư Đoàn Thọ Sơn, Châu Kim Long hay đội văn nghệ quần chúng An Khê một thời sôi động.
Phần thứ 3 của “Một thời để nhớ” được tác giả dành để ghi chép về những nơi mình đã đến và một số cuộc tiếp xúc mà ông cho là thú vị, nhiều ý nghĩa. Đó là những chuyến đi đến địa danh lịch sử như Côn Đảo, hồi ức về chiến công của Trung đoàn 95 trên đất Gia Lai hay đôi nét chấm phá về một miền đất lạ-Mỹ-khi đi thăm con gái.
“Một thời để nhớ” là cuốn sách của một cán bộ văn hóa có nhiều chục năm lăn lộn ở cấp huyện. Hơn 50 bài viết trong sách này có thể xem là những tư liệu quý về lịch sử, văn hóa địa phương do chính người viết thu nhặt, ghi chép được một cách trung thực. Sẽ đánh giá đúng về tác giả hơn, nếu biết rằng ông đã phải khó khăn lắm mới có được tấm bằng tốt nghiệp THPT khi đang tại chức và mãi đến khi hưu trí rồi thì mới tốt nghiệp đại học.
NGUYỄN QUANG TUỆ
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.