"Văn hóa không nhúc nhích" và tiến lên… bằng cũ!

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cũng xin thưa Bộ trưởng rằng vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nói về cái gọi là “văn hóa không nhúc nhích” thì dư luận có không ít ý kiến nghĩ đến Bộ mình và điều đó không phải không có lý do của nó.
 
Có một tin vui, rất vui, “nóng hôi hổi vừa… thổi vừa xem” được hàng loạt các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương đăng tải. Đó là sau khi bàn bạc, tham khảo ý kiến với sự làm việc nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học, Bộ Giao thông Vận tải đã… “trả lại tên cho em”: Thu phí = Thu phí!
Bắt đầu từ đầu năm 2018, vào một ngày đẹp trời, trong một văn bản, Bộ Giao thông Vận tải nổi hứng “chuyển đổi” ngôn từ: “Trạm thu phí” thành “trạm thu giá”.
Việc làm này khiến dư luân dậy sóng đến mức tại Nghị trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng phải yêu cầu lấy lại tên cũ (trạm thu phí).
Ngỡ rằng chuyện chữ nghĩa “thu giá”, “thu phí” khép lại tại đây thì vào tháng 5/2019, vẫn kiên định với “niềm đam mê sáng tạo ngôn từ” của mình, Bộ Giao thông Vận tải lại lấy ý kiến dự thảo thông tư hoạt động trạm thu phí với tên gọi được sửa đổi là "trạm thu tiền".
Giống như lần trước, dư luận thêm một lần nữa dậy sóng.
Và bây giờ thì Bộ đã tiến thêm một bước: Thu phí, thu giá, thu tiền = Thu phí! Thật lòng vòng và lẩn quẩn!
Trong khi cách đây chưa lâu, trong bài “Xin đừng để lại thêm một lần “ít” tín nhiệm với cử tri cả nước!”, người viết bài này đã thưa với Bộ trưởng về hàng loạt khó khăn mà ngành đang cần phải giải quyết:  
“Cụ thể, về đường sắt vẫn rất trì trệ, có những công trình càng vận hành càng lỗ. Về đường thủy, dường như vẫn còn đó nỗi ám ảnh của con tàu đắm Vinashin. Về đường không, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân vừa như bị “đổ gáo nước lạnh” bởi qui định không cho mua thêm phương tiện vì không đủ khả năng quản lý. Về đường bộ, nạn tắc đường ở các thành phố lớn chưa được khắc phục, các công trình trọng điểm vẫn còn loay hoay trên bàn giấy. Tuyến đường trên cao Kim Mã – Hà Đông lần thứ 8 lỗi hẹn và vẫn chưa biết sẽ còn lỗi hẹn đến bao giờ…”.
Trong khi đó, giao thông vận tải là “huyết mạch quốc gia” không chỉ cho phát triển kinh tế mà bao gồm cả chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng….
Những điều kể trên cho thấy, công việc của Bộ rất nặng nề và trọng trách rất lớn. Mong rằng Bộ hãy tập trung cho những nhiệm vụ chính của mình, xin đừng loay hoay với chuyện chuyển đổi, thay thế ngôn từ, chữ nghĩa bởi đó là nhiệm vụ của ngành ngôn ngữ.
Cũng xin thưa Bộ trưởng rằng vừa rồi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nói về cái gọi là “văn hóa không nhúc nhích” thì dư luận có không ít ý kiến nghĩ đến Bộ mình và điều đó không phải không có lý do của nó.
Người xưa có câu “Quá tam ba bận”, đã qua 03 lần thay đi, đổi lại, hi vọng rằng Bộ không “ngẫu hứng ngôn từ” để rồi cuối cùng lại tiến lên… như cũ!
Bùi Hoàng Tám (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.