Vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc-Đức Thiên từ ngày 15/9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai bên thống nhất cùng tổ chức Lễ vận hành thí điểm cho du khách qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc của Việt Nam và Đức Thiên của Trung Quốc tại Trạm kiểm soát khu vực mốc 834/1 vào ngày 15/9 tới.
Thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, được ví như viên ngọc của du lịch Cao Bằng. Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN

Thác Bản Giốc ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, được ví như viên ngọc của du lịch Cao Bằng. Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN

Văn phòng Thường trực Ủy ban điều phối thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Đức Thiên) Việt Nam-Trung Quốc tỉnh Cao Bằng cho biết đơn vị đã thống nhất với Sở Văn hóa và Du lịch Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) về việc mở lối mở Bản Giốc-Đức Thiên và vận hành thí điểm cho du khách tham quan lại khu cảnh quan hai bên.

Hai bên thống nhất cùng tổ chức Lễ vận hành thí điểm cho du khách qua lại khu cảnh quan thác Bản Giốc của Việt Nam và Đức Thiên của Trung Quốc tại Trạm kiểm soát khu vực mốc 834/1 vào ngày 15/9/2023.

Thời gian vận hành thí điểm tính từ ngày 15/9/2023 đến ngày 14/9/2024. Trong thời gian vận hành thí điểm, du khách hai nước thực hiện đăng ký trước theo hình thức đoàn ra, đoàn vào, số lượng mỗi đoàn không quá 20 người. Về phương án quản lý, tại các lối đi chính và điểm tham quan, phía Việt Nam lắp đặt các trạm gác, camera giám sát, bố trí biển báo.

Thời gian dừng chân của mỗi đoàn tại phía đối phương không vượt quá 5 giờ, nghiêm cấm du khách lưu trú trái phép. Du khách sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành xuất nhập cảnh để đi vào khu cảnh quan hai bên. Trong thời gian vận hành thí điểm, miễn thu vé vào cổng đối với du khách từ phía Việt Nam đi vào phía Trung Quốc, đơn vị tổ chức đoàn phía Việt Nam phải mua bảo hiểm cho du khách trước khi vào khu cảnh quan phía Trung Quốc, các dịch vụ khác phải tự chi trả theo chi phí thực tế. Du khách từ phía Trung Quốc vào phía Việt Nam phải mua vé, giá vé là 70.000 đồng/người/lần (đã bao gồm bảo hiểm, không bao gồm các phí dịch vụ khác). Đối với việc thực hiện thủ tục mở lối mở, hai bên tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền của mỗi bên theo quy định; tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền việc vận hành thí điểm cho du khách hai bên qua lại khu cảnh quan. Việc vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc thể hiện quyết tâm của hai nước cùng xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.

Mô hình hợp tác hai nước - hai khu đóng vai trò quan trọng trong hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu hữu nghị khu vực biên giới, nhất là phát triển du lịch, tăng cường giao lưu nhân dân của hai tỉnh, đặc biệt là xây dựng mô hình kiểu mẫu du lịch qua biên giới và du lịch xanh.

Có thể bạn quan tâm

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.