Vài chi tiết chưa chính xác ở Khu lưu niệm lịch sử huyện Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chúng tôi đến xã Đất Bằng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) vào một ngày giữa tháng 6. Trời nóng như nung, nhưng những vạt cỏ xanh mướt, hồ sen tươi mới dưới chân cầu kiều ở khu lưu niệm lịch sử của huyện đã thực sự mang lại cảm giác gần gũi và dễ chịu. Điều đáng tiếc, nếu có thể nói như vậy, tại khu lưu niệm này, còn có chi tiết lịch sử chưa hoàn toàn chính xác.
Tấm biển trên cổng ra vào của công trình rộng gần 2 ha này ghi: “Khu lưu niệm lịch sử nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện H2”. Tấm bia trong khuôn viên khu vực lưu niệm được viết: “Khu lưu niệm lịch sử huyện Krông Pa-Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện H2 (nay là huyện Krông Pa), ngày 10 tháng 8 năm 1947, buôn Ma Hing, xã Đất Bằng, huyện 2 (Krông Pa)”.
Theo chúng tôi biết, H2 từng là tên gọi của huyện Krông Pa nhưng thời điểm lịch sử diễn ra sự kiện thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Đất Bằng (1947) thì chưa có danh xưng này. Sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005) và lịch sử Đảng bộ của các đơn vị cấp huyện có mối liên hệ mật thiết với Krông Pa như: Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện, đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Pleiku gồm thị xã tỉnh lỵ Pleiku và các huyện An Khê, Chư Ti, Plei Kli và Cheo Reo. Như vậy, Cheo Reo khi này bao gồm cả Krông Pa, Ayun Pa, Ia Pa và Phú Thiện ngày nay.
Sau thời điểm trên, Cheo Reo thuộc sự chỉ đạo của Ban Vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung Bộ (thành lập tháng 3-1946). Từ ngày 6-11-1947, Cheo Reo thuộc sự chỉ đạo của Ban liên lạc hành chính Tây Nguyên, theo Quyết định số 511/TB-ND của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ). Đến tháng 8-1948, căn cứ Nghị định số 203/CP của đại diện Chính phủ tại Nam Trung Bộ, huyện Cheo Reo được đặt dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Đak Lak. Tiếp đó, Nghị định số 477-MN/TOC, ngày 30-5-1953 của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ giải tán huyện Cheo Reo, thành lập huyện Đông Cheo Reo (H2) và Tây Cheo Reo (H3) thuộc tỉnh Đak Lak.
Bia và nhà bia trong khu lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Nhà bia trong Khu lưu niệm lịch sử huyện Krông Pa. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Như vậy, tên gọi H2 (và H3) chỉ xuất hiện từ giữa năm 1953, như tài liệu vừa dẫn. Trong khi đó, thời điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tại Đất Bằng được xác định trước đó khá lâu: Đầu năm 1947, đoàn cán bộ Khu V được tăng cường cho tỉnh Gia Lai, từ Phú Yên lên Cheo Reo hoạt động tại vùng Đất Bằng, do ông Ksor Ní làm trưởng đoàn. Trong đoàn có 3 đảng viên là các ông Ksor Ní, Rơchom Thép, Rơchom But (có tài liệu ghi: Bút, Buk). Ngày 10-8-1947, Chi bộ Cheo Reo được thành lập tại buôn Ma Hing, xã Đất Bằng, gồm 3 đảng viên: Ksor Ní, Rơchom Thép và Rơchom But; ông Ksor Ní làm Bí thư. Đây là tổ chức Đảng đầu tiên của huyện Cheo Reo.
Vẫn theo các tài liệu lịch sử, 1 năm sau, ngày 10-8-1948, Tỉnh ủy Đak Lak chỉ định Ban cán sự Đảng huyện Cheo Reo gồm 3 đồng chí, do ông Ksor Ní làm Bí thư, ông Ngô Thành là Phó Bí thư và ông Rơchom Thép là Ủy viên.
Do hoàn cảnh chiến tranh, huyện Cheo Reo đã trải qua nhiều thay đổi về tên gọi, địa giới hành chính cũng như cấp, đơn vị quản lý. Tuy nhiên, có một chi tiết không bao giờ thay đổi trong lịch sử vùng đất này, đó là sự kiện thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Đất Bằng ngày 10-8-1947. Đến nay, không chỉ có Krông Pa mà tất cả các Đảng bộ cấp huyện khác, dù ở xa Đất Bằng như Ayun Pa, Ia Pa và Phú Thiện đều vẫn lấy mốc ngày 10-8-1947 là ngày Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ đơn vị mình được thành lập. Vì lẽ đó, sẽ hợp lý hơn, nếu Krông Pa cân nhắc để có thể chia sẻ vinh dự này với các đơn vị bạn, qua từng câu chữ tại khu lưu niệm.
Công trình lưu niệm kể trên đã được đưa vào sử dụng vài năm nay. Các dòng chữ trên cổng ra vào và trên bia luôn là những điểm nhấn được chú ý nhiều nhất. Tuy vậy, chúng lại chưa hoàn toàn đúng với lịch sử đã được ghi chép lại. Nhân dịp huyện Krông Pa sắp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên (10/8/1947-10/8/2022), sẽ thật ý nghĩa, nếu một vài chi tiết nhỏ chưa chính xác như đã nêu trên được điều chỉnh, bao gồm cả việc sửa một số lỗi chính tả trên bia đá.
NGUYỄN QUANG TUỆ
 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.