Ủy viên Bộ Chính trị , Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình tham quan Đài tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy và Trạm Thông tin V74

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 10-2, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Hòa Bình-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao làm trưởng đoàn đã tham quan Đền tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An) và Trạm Thông tin V74 (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

  1. Cùng đi có đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai; lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh; lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã An Khê.

Tưởng nhớ chiến công của ông cha

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình dâng hương tại Nhà tưởng niệm Liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình dâng hương tại Nhà tưởng niệm Liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê), Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng các đại biểu thành kính dâng hoa, dâng hương, tưởng nhớ công lao to lớn, các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.

Theo tư liệu, tháng 6-1946, Pleiku thất thủ, quân Pháp chiếm đóng hầu hết các vị trí chiến lược ở Gia Lai. Đầu năm 1947, chúng xây dựng nhiều đồn bốt ở vị trí chiến lược tại khu vực An Khê-nơi tiếp giáp với Bình Định. Trong đó, đồn Tú Thủy được xây dựng kiên cố, án ngữ và kiểm soát vùng cửa ngõ An Khê đi căn cứ Đình Quang, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) của ta. Với thành cao, hào sâu và nhiều vũ khí hiện đại, quân Pháp tự tin Việt Minh không dám đánh đồn Tú Thủy.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên dâng hương tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên dâng hương tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy (xã Tú An, thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh

Trước đó, cuối tháng 10-1945, Chi đội Vi Dân gồm ba trung đội (khoảng 400 người, trong đó có 10 nữ chiến sĩ) từ miền Bắc lên đường vào Nam. Khi đến Quảng Ngãi, Chi đội được Ủy ban kháng chiến miền Nam chia thành ba hướng: hướng Pleiku, hướng Buôn Ma Thuột và hướng Phú Yên. Trung đoàn trưởng Vi Dân (tên thật là Nguyễn Văn Trợ) được phân công phụ trách hướng Pleiku với nhiệm vụ cấp thiết là triệt hạ đồn Tú Thủy; lập đội quyết tử gồm 20 người và 3 đội xung phong từ các chiến sĩ của Trung đoàn 95. Rạng sáng 14-3-1947, Trung đoàn trưởng Vi Dân tổ chức lễ tuyên thệ với lời thề: Với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, chúng ta thề lấy bằng được đồn trước khi trời sáng. Nếu không lấy được đồn, Vi Dân này xin lấy đầu mình để lại…

Trong trận đánh này, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95 và lực lượng địa phương chiến đấu ngoan cường, nhưng trước vũ khí hiện đại của quân Pháp, quân và dân ta đã hy sinh rất nhiều, trong đó có cả Trung đoàn trưởng Vi Dân. Tại khu vực đồn Tú Thủy, quân Pháp đã gom những người hy sinh, đào hố chôn chung một mộ.

Trận Tú Thủy thứ hai do Trung đoàn 803 tổ chức với sự chủ công của Tiểu đoàn 365, ngày 13-1-1953. Trận chiến vô cùng ác liệt nhưng với quyết tâm đánh thắng trận đầu của Chiến dịch Tây Nguyên, mở thông tuyến hành lang xuống Bình Định, bộ đội ta đã tiêu diệt và bắt sống trên 130 tên địch, san phẳng đồn Tú Thủy. Trong trận này, bên phía quân ta có 49 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và 50 người bị thương.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình (bìa trái) đề nghị tỉnh Gia Lai, thị xã An Khê quan tâm đầu tư, nâng tầm di tích Đền tưởng niệm Liệt sĩ Tú Thủy, xã Tú An, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình (bìa trái) đề nghị tỉnh Gia Lai, thị xã An Khê quan tâm đầu tư, nâng tầm di tích Đền tưởng niệm Liệt sĩ Tú Thủy, xã Tú An, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Bên cạnh 2 trận đánh tại Tú Thủy, trên địa bàn Tú An (cũ) còn có một trận đánh khác nữa tại đồn An Thạch (hiện thuộc xã Xuân An) vào ngày 10-2-1948. Đến nay, các tài liệu lịch sử chưa xác định được đơn vị đã thực hiện trận đánh táo bạo đồn An Thạch, nhưng mọi người đều biết, 12 bộ đội ta đã anh dũng hy sinh tại đây.

Ghi nhớ công ơn các liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, năm 1990, huyện An Khê (nay là thị xã An Khê) đã xây dựng Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Tú Thủy, ngay tại vị trí đồn Tú Thủy xưa. Năm 2018, được sự quan tâm đầu tư của cấp trên và người dân hiến đất, thị xã An Khê xây dựng Nhà tưởng niệm bên cạnh Đài tượng niệm với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ đồng.

Đến đầu tháng 7-2019, Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) đã tìm thấy mộ chôn chung các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh đồn Tú Thủy. Mộ được tìm thấy trong ruộng mía, gần Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Tú Thủy. Đây cũng là vị trí đồn Tú Thủy xưa. Tại vị trí phát hiện mộ, thị xã An Khê đã tiến hành xây cất ngôi mộ chung các liệt sĩ, để đời đời con cháu ghi tạc công ơn.

Quan tâm đầu tư nâng tầm di tích

Báo cáo với đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã thông tin tóm tắt về những chiến công, sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ trong thời kỳ chống Pháp trên mảnh đất Tú An; công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, xây dựng công trình đài tưởng niệm, nhà tưởng niệm các liệt sĩ của địa phương.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trao đổi với cán bộ Trạm Thông tin V74 trên địa bàn xã Song An, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trao đổi với cán bộ Trạm Thông tin V74 trên địa bàn xã Song An, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Sau khi nghe báo cáo, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, trên mảnh đất Tú An đã diễn ra nhiều trận đánh của quân và dân ta. Nơi đây có rất nhiều liệt sĩ đã anh dũng hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Để xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các liệt sĩ, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề nghị: “Tỉnh Gia Lai, thị xã An Khê cần quan tâm đầu tư hơn nữa, nâng tầm khu di tích. Đài tưởng niệm liệt sĩ Tú Thủy là minh chứng lịch sử về truyền thống cách mạng hào hùng, lòng yêu nước của dân tộc; là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau”.

Tham quan Trạm Thông tin V74 (đầu đèo An Khê, xã Song An)-nơi ghi dấu chiến công oai hùng của Tiểu đoàn 59 diễn ra vào đêm 21-1-1953, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình nhắc nhớ, trong trận đánh ở đầu đèo An Khê, bộ đội ta không những tiêu diệt được sinh lực địch mà còn thu giữ được khẩu pháo 155 ly của địch. Hiện nay, khẩu pháo này đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dưới chân ngọn cờ Hà Nội.

Đoàn công tác chụp hình lưu niệm tại Trạm Thông tin V74 (đầu đèo An Khê, xã Song An, thị xã An Khê)-nơi ghi dấu chiến công oai hùng của Tiểu đoàn 59 diễn ra vào đêm 21-1-1953. Ảnh: Ngọc Minh

Đoàn công tác chụp hình lưu niệm tại Trạm Thông tin V74 (đầu đèo An Khê, xã Song An, thị xã An Khê)-nơi ghi dấu chiến công oai hùng của Tiểu đoàn 59 diễn ra vào đêm 21-1-1953. Ảnh: Ngọc Minh

Thượng tá Nguyễn Chiến Thắng-Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 132, Binh chủng Thông tin liên lạc-cho biết: Hiện nay Trạm có 6 cán bộ, chiến sĩ. Thời gian qua, khắc phục những khó khăn, noi gương truyền thống cha anh, cán bộ chiến sĩ luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt. “Hiện nay, dấu tích đồn đầu đèo An Khê vẫn còn lô cốt và đường giao thông hào. Địa điểm này gần với Trạm Thông tin của đơn vị nên được cán bộ, chiến sĩ hết sức gìn giữ, trân quý; luôn luôn tự hào, khắc ghi công lao của cha ông nhằm làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình, không phụ công lao, sự hy sinh của các liệt sĩ đã ngã xuống”- Thượng tá Thắng nói.

Trò chuyện với cán bộ, chiến sĩ Trạm Thông tin V74 và lãnh đạo địa phương, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình một lần nữa khẳng định: Tại Đồn Tú Thủy và đầu đèo An Khê từng diễn ra những trận đánh ác liệt, ghi dấu chiến công hào hùng của quân, nhân dân ta. Do đó, địa phương cần quan tâm bảo tồn, gìn giữ phát huy, để những di tích trở thành địa điểm du lịch ý nghĩa đối với người dân trong vùng và khách thập phương.

Dịp này, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã thăm hỏi, động viên và tặng quà cho Trạm Thông tin V74.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.