Tường thành cổ bí ẩn dưới đáy biển Quy Nhơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tường thành cổ ở vùng biển xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) những năm gần đây đã trở thành điểm khám phá thú vị đối với du khách.
Xã Nhơn Hải nằm cách trung tâm TP.Quy Nhơn khoảng 15 km, là một trong những điểm hút khách du lịch ở Bình Định vì có nhiều thắng cảnh. Những năm gần đây, tường thành cổ dưới mặt nước biển ở Nhơn Hải đang trở thành một trong những điểm khám phá thú vị đối với khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Quân

Xã Nhơn Hải nằm cách trung tâm TP.Quy Nhơn khoảng 15 km, là một trong những điểm hút khách du lịch ở Bình Định vì có nhiều thắng cảnh. Những năm gần đây, tường thành cổ dưới mặt nước biển ở Nhơn Hải đang trở thành một trong những điểm khám phá thú vị đối với khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Quân

Tường thành thứ nhất nối liền vách đá thôn Hải Nam ra đến đảo Hòn Khô của thôn Hải Đông. Bề mặt tường thành phẳng, rộng hơn 10m nhưng độ cao chưa xác định được. Nhiều ngư dân ở địa phương khẳng định tường thành này không xây bằng đá hoặc gạch, mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối. Ảnh: Thanh Quân

Tường thành thứ nhất nối liền vách đá thôn Hải Nam ra đến đảo Hòn Khô của thôn Hải Đông. Bề mặt tường thành phẳng, rộng hơn 10m nhưng độ cao chưa xác định được. Nhiều ngư dân ở địa phương khẳng định tường thành này không xây bằng đá hoặc gạch, mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối. Ảnh: Thanh Quân

Thôn Hải Giang (cách bờ thành nói trên hơn 5 km) cũng có bờ thành chìm dưới mặt nước biển, thủy triều xuống sẽ nhìn thấy đoạn thành dài hơn 3 km ở gần bờ, người dân địa phương gọi là Rạng Cầu. Hai đoạn bờ thành này có kết cấu giống nhau, nên nhiều người cho rằng đó là một tường thành kéo dài. Tuy nhiên, không ai tính chính xác tường thành này dài đến đâu và được xây dựng từ thời nào. Ảnh: Thanh Quân

Thôn Hải Giang (cách bờ thành nói trên hơn 5 km) cũng có bờ thành chìm dưới mặt nước biển, thủy triều xuống sẽ nhìn thấy đoạn thành dài hơn 3 km ở gần bờ, người dân địa phương gọi là Rạng Cầu. Hai đoạn bờ thành này có kết cấu giống nhau, nên nhiều người cho rằng đó là một tường thành kéo dài. Tuy nhiên, không ai tính chính xác tường thành này dài đến đâu và được xây dựng từ thời nào. Ảnh: Thanh Quân

Vùng núi thôn Hải Giang lại có một lũy đá kéo dài, bao quanh đỉnh núi Tam Tòa (thuộc hệ thống núi Phương Mai) của khu vực Hải Minh (P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn). Lũy được xây dựng bằng cách xếp chồng những viên đá núi có nhiều kích cỡ khác nhau. Ở những nơi còn nguyên vẹn, chiều cao của lũy đá khoảng từ 1 - 1,5m, đáy rộng 2m, bề mặt rộng 1,2m. Ảnh: Thanh Quân

Vùng núi thôn Hải Giang lại có một lũy đá kéo dài, bao quanh đỉnh núi Tam Tòa (thuộc hệ thống núi Phương Mai) của khu vực Hải Minh (P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn). Lũy được xây dựng bằng cách xếp chồng những viên đá núi có nhiều kích cỡ khác nhau. Ở những nơi còn nguyên vẹn, chiều cao của lũy đá khoảng từ 1 - 1,5m, đáy rộng 2m, bề mặt rộng 1,2m. Ảnh: Thanh Quân

Các chuyên gia nhận định, bờ thành Nhơn Hải và lũy đá trên núi Tam Tòa là những công trình phòng thủ khác nhau. Theo thư tịch cổ để lại thì người Champa xây dựng 4 thành lớn tại Bình Định gồm: Thị Nại (H.Tuy Phước), Đồ Bàn (TX.An Nhơn), Chas (TX.An Nhơn), Uất Trì (H.Tây Sơn) và một số thành nhỏ khác. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát hiện có tư liệu nào nhắc đến bờ thành được xây dựng ở vùng biển Nhơn Hải. Ảnh: Thanh Quân

Các chuyên gia nhận định, bờ thành Nhơn Hải và lũy đá trên núi Tam Tòa là những công trình phòng thủ khác nhau. Theo thư tịch cổ để lại thì người Champa xây dựng 4 thành lớn tại Bình Định gồm: Thị Nại (H.Tuy Phước), Đồ Bàn (TX.An Nhơn), Chas (TX.An Nhơn), Uất Trì (H.Tây Sơn) và một số thành nhỏ khác. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát hiện có tư liệu nào nhắc đến bờ thành được xây dựng ở vùng biển Nhơn Hải. Ảnh: Thanh Quân

Người dân xã Nhơn Hải cho biết, không rõ các tường thành ở xã Nhơn Hải có từ bao giờ. Tuy nhiên, hơn 40 năm trước đã nhìn thấy khi thủy triều xuống. Mỗi tháng, chỉ có một vài ngày nước cạn, tường thành mới lộ rõ, thường là vào mùng 1 và ngày rằm (âm lịch). Ảnh: Thanh Quân
Người dân xã Nhơn Hải cho biết, không rõ các tường thành ở xã Nhơn Hải có từ bao giờ. Tuy nhiên, hơn 40 năm trước đã nhìn thấy khi thủy triều xuống. Mỗi tháng, chỉ có một vài ngày nước cạn, tường thành mới lộ rõ, thường là vào mùng 1 và ngày rằm (âm lịch). Ảnh: Thanh Quân
Mặc dù tường thành này vẫn chưa được xác minh về nguồn gốc, nhưng với sự độc đáo đã thu hút được nhiều khách phương xa đến tham quan. Hàng năm, từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất để du khách đến tham quan tường thành này. Ảnh: Thanh Quân








Mặc dù tường thành này vẫn chưa được xác minh về nguồn gốc, nhưng với sự độc đáo đã thu hút được nhiều khách phương xa đến tham quan. Hàng năm, từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất để du khách đến tham quan tường thành này. Ảnh: Thanh Quân

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).