Độc đáo bờ biển mang dáng hình 'Việt Nam thu nhỏ'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Được biết đến như là điểm cực đông của Việt Nam, Mũi Điện thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của núi non biển cả.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nhìn từ trên cao, Mũi Điện còn gây ngạc nhiên hơn với dáng hình của một “Việt Nam thu nhỏ”.

Một dải đất cong cong hình chữ S được tạo ra do sự kết hợp hoàn hảo giữa núi, rừng, biển xanh, cát trắng một cách trùng hợp, hoàn hảo đến bất ngờ. Ảnh: Bùi Văn Hải

Một dải đất cong cong hình chữ S được tạo ra do sự kết hợp hoàn hảo giữa núi, rừng, biển xanh, cát trắng một cách trùng hợp, hoàn hảo đến bất ngờ. Ảnh: Bùi Văn Hải

Mũi Điện thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, khoảng 35 km về hướng nam. Ảnh: Bùi Văn Hải

Mũi Điện thuộc thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, khoảng 35 km về hướng nam. Ảnh: Bùi Văn Hải

Một góc nhìn khác của Mũi Điện với bãi cát vàng óng có tên bãi Môn. Ảnh: Bùi Văn Hải

Một góc nhìn khác của Mũi Điện với bãi cát vàng óng có tên bãi Môn. Ảnh: Bùi Văn Hải

Tại nơi này có ngọn hải đăng cổ nằm ở Mũi Điện - một mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn. Ảnh: Bùi Văn Hải
Tại nơi này có ngọn hải đăng cổ nằm ở Mũi Điện - một mũi đất nhô ra biển từ một nhánh của dãy Trường Sơn. Ảnh: Bùi Văn Hải
Nơi đây cùng với mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) là hai địa điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Bùi Văn Hải

Nơi đây cùng với mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) là hai địa điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Bùi Văn Hải

Mặt trời ban sớm treo ngang ngọn hải đăng tạo nên bức ảnh đẹp ngất ngây, thu hút nhiều bạn trẻ về đây đón những tia nắng đầu tiên nơi cực đông đất nước ở vùng đất Phú Yên, chụp hình, “check-in” ngắm cảnh mỗi ngày. Hải đăng được xây dựng và đưa vào hoạt động từ thế kỷ 19 bởi người Phá. Ảnh: Bùi Văn Hải

Mặt trời ban sớm treo ngang ngọn hải đăng tạo nên bức ảnh đẹp ngất ngây, thu hút nhiều bạn trẻ về đây đón những tia nắng đầu tiên nơi cực đông đất nước ở vùng đất Phú Yên, chụp hình, “check-in” ngắm cảnh mỗi ngày. Hải đăng được xây dựng và đưa vào hoạt động từ thế kỷ 19 bởi người Phá. Ảnh: Bùi Văn Hải

Nhiều du khách chọn Mũi Điện cho chuyến khám phá của mình. Ảnh: Bùi Văn Hải

Nhiều du khách chọn Mũi Điện cho chuyến khám phá của mình. Ảnh: Bùi Văn Hải

Mũi Điện nằm gần cảng Vũng Rô, dưới chân đèo Cả. Thời gian thích hợp nhất để đến Mũi Điện là từ tháng 4 đến tháng 9, khi thời tiết Phú Yên khô ráo, gió mát để du khách chinh phục ngọn hải đăng. Có hai cách đến Mũi Điện, thứ nhất đi từ Quốc lộ 1A tới đèo Cả, rẽ vào vịnh Vũng Rô và cứ thế đi thẳng đến nơi. Cách khác, bạn đi từ đường Hùng Vương ở TP.Tuy Hòa tới vòng xoay Phú Đông, rẽ vào Bãi Ngà - biển Phước Tân và tiếp tục theo con đường này để đến Mũi Điện.

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.