Kỳ thú đường đi bộ giữa biển xanh ở Cô Tô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian gần đây, con đường cát ở xã đảo Thanh Lân (huyện Cô Tô,  Quảng Ninh) chỉ xuất hiện 4 - 8 lần/tháng trở thành điểm tham quan thu hút nhiều du khách.

Video vẻ đẹp của con đường cát giữa biển đảo Thanh Lân và đảo Cá Chép. Video:Trần Nam

Đường cát giữa biển xanh thuộc xã đảo Thanh Lân (huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh), cách Cô Tô lớn 4 km đường biển. Ảnh: Trần Nam
Đường cát giữa biển xanh thuộc xã đảo Thanh Lân (huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh), cách Cô Tô lớn 4 km đường biển. Ảnh: Trần Nam
Được ví như một con cá voi khổng lồ nằm giữa biển xanh, đường cát dài khoảng 300 m, rộng khoảng 20 m. Ảnh: Trần Nam

Được ví như một con cá voi khổng lồ nằm giữa biển xanh, đường cát dài khoảng 300 m, rộng khoảng 20 m. Ảnh: Trần Nam

Cát tại đây vàng óng, mịn và thoải dần về hai bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào con đường cát giữa biển cũng hiện diện ở đó. Theo chia sẻ của anh Trần Văn Nam - hướng dẫn viên trên đảo Thanh Lân, mỗi tháng, đường cát chỉ xuất hiện khoảng 4 - 8 lần. “Tùy theo mực nước, thay vì xuất hiện hàng ngày khi thủy triều xuống. Không phải ai ra đảo Thanh Lân là cũng có cơ hội trải nghiệm, tận mắt chứng kiến con đường cát giữa biển xanh này. Chính vì thế, người dân chúng tôi gọi đây là con đường tùy duyên” - anh Nam nói. Ảnh: Trần Nam

Cát tại đây vàng óng, mịn và thoải dần về hai bên. Tuy nhiên, không phải lúc nào con đường cát giữa biển cũng hiện diện ở đó. Theo chia sẻ của anh Trần Văn Nam - hướng dẫn viên trên đảo Thanh Lân, mỗi tháng, đường cát chỉ xuất hiện khoảng 4 - 8 lần. “Tùy theo mực nước, thay vì xuất hiện hàng ngày khi thủy triều xuống. Không phải ai ra đảo Thanh Lân là cũng có cơ hội trải nghiệm, tận mắt chứng kiến con đường cát giữa biển xanh này. Chính vì thế, người dân chúng tôi gọi đây là con đường tùy duyên” - anh Nam nói. Ảnh: Trần Nam

Không ít du khách tới Cô Tô đã may mắn có được cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng, trải nghiệm đường cát giữa biển xanh. Chia sẻ trên facebook cá nhân, chị Trịnh Thu Hằng (Thái Bình) bày tỏ: "Thật may mắn cho chuyến đi Cô Tô lần này mình đã có dịp check in tại đường cát giữa biển xanh. Vì đường cát chỉ xuất hiện 4 - 8 lần/tháng, trải nghiệm này đã cho mình có chuyến đi thật tuyệt". Ảnh:Trần Nam

Không ít du khách tới Cô Tô đã may mắn có được cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng, trải nghiệm đường cát giữa biển xanh. Chia sẻ trên facebook cá nhân, chị Trịnh Thu Hằng (Thái Bình) bày tỏ: "Thật may mắn cho chuyến đi Cô Tô lần này mình đã có dịp check in tại đường cát giữa biển xanh. Vì đường cát chỉ xuất hiện 4 - 8 lần/tháng, trải nghiệm này đã cho mình có chuyến đi thật tuyệt". Ảnh:Trần Nam

Ngoài đường cát đảo Thanh Lân còn có đường cát thuộc đảo Cá Chép - một đảo nhỏ, nằm ngay sau Cô Tô con, chếch phía Đông Bắc xã Đồng Tiến. Từ cảng Bắc Vàn tới hòn Cá Chép không xa, chỉ chừng 2 km. Ảnh: Lương Hà

Ngoài đường cát đảo Thanh Lân còn có đường cát thuộc đảo Cá Chép - một đảo nhỏ, nằm ngay sau Cô Tô con, chếch phía Đông Bắc xã Đồng Tiến. Từ cảng Bắc Vàn tới hòn Cá Chép không xa, chỉ chừng 2 km. Ảnh: Lương Hà

Được biết con đường cát đảo Cá Chép thường xuất hiện 1 tiếng trong ngày và theo thủy triều, một tháng sẽ có vài ngày không có. Ảnh: Lương Hà

Được biết con đường cát đảo Cá Chép thường xuất hiện 1 tiếng trong ngày và theo thủy triều, một tháng sẽ có vài ngày không có. Ảnh: Lương Hà

Ông Nguyễn Hải Linh - Trưởng phòng Văn hóa thông tin và du lịch huyện đảo Cô Tô cho biết: “Hiện tại ở Cô Tô những điểm đẹp, độc và và thuận tiện như con đường cát và đảo Cá Chép góp phần tăng trải nghiệm, kéo dài thời gian lưu trú của du khách đến huyện đảo, giúp kinh tế của người dân địa phương phát triển hơn. Đồng thời giúp kết nối du lịch đảo Thanh Lân và trung tâm thị trấn Cô Tô”. Ảnh: Lương Hà
Ông Nguyễn Hải Linh - Trưởng phòng Văn hóa thông tin và du lịch huyện đảo Cô Tô cho biết: “Hiện tại ở Cô Tô những điểm đẹp, độc và và thuận tiện như con đường cát và đảo Cá Chép góp phần tăng trải nghiệm, kéo dài thời gian lưu trú của du khách đến huyện đảo, giúp kinh tế của người dân địa phương phát triển hơn. Đồng thời giúp kết nối du lịch đảo Thanh Lân và trung tâm thị trấn Cô Tô”. Ảnh: Lương Hà
Đầu tháng 7 đến nay (21.7), huyện đảo Cô Tô đón 60.000 khách, lượt lưu trú và có thời gian lưu trú lâu hơn khi trung bình mỗi khách tới đảo nghỉ trên 2 đêm. Ảnh: Lương Hà

Đầu tháng 7 đến nay (21.7), huyện đảo Cô Tô đón 60.000 khách, lượt lưu trú và có thời gian lưu trú lâu hơn khi trung bình mỗi khách tới đảo nghỉ trên 2 đêm. Ảnh: Lương Hà

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.