(GLO)- Tượng gỗ dân gian cùng những nghệ nhân sáng tạo nên chúng đã góp phần định vị bản sắc văn hóa vùng đất Pleiku. Không chỉ có một vị trí đặc biệt trong văn hóa tâm linh nơi nhà mồ hay nhà rông, ngày nay, tượng gỗ đã có mặt khắp nơi, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Phố núi.
(GLO)- Mỗi khi có dịp đến với vùng đất Tây Nguyên, đâu đó chúng ta tình cờ nhìn thấy những tượng gỗ dân gian, tượng nhà mồ với nhiều sắc thái khác nhau được đặt ở cổng làng, khu vực nương rẫy hoặc ở khu nhà mồ của các dân tộc thiểu số bản địa. Tượng nhà mồ thường được thể hiện rất sinh động, mỗi bức đều có ý nghĩa riêng; trong đó, tượng nhà mồ của các dân tộc Bahnar, Jrai, Ê Đê… được tạc khá phong phú và đặc sắc.
(GLO)- Cơn mưa sáng cuối tuần không khiến chúng tôi ngần ngại vượt quãng đường 40 km từ TP. Pleiku về dự lễ mừng nhà rông mới của người dân làng Yah, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh. Nhưng khi đến nơi, thật khó tránh khỏi cảm giác hẫng hụt khi nhận ra đó không phải là ngôi nhà rông truyền thống, nguyên bản như đã hình dung. Và cũng khi ấy, chúng tôi nhận ra mình đã vô tình “đóng khung“ bản sắc trong khi thực tế đang diễn ra rất khác.
(GLO)- Sáng 13-6, tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai diễn ra hội thảo khoa học “Xác định giá trị cốt lõi, tinh hoa, đặc trưng của nghề mộc tượng gỗ dân gian Gia Lai“ do Thạc sĩ Nông Bàng Nguyên làm chủ nhiệm, Văn phòng Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì.
Với nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh, một tác phẩm tượng gỗ dân gian ra đời được xem như đứa con tinh thần, gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ của mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn hùng vỹ.
(GLO)- Tượng gỗ Bahnar, Jrai có quá trình phát triển lâu dài và đến nay đã trải qua một số thay đổi về chức năng, từ phục vụ tín ngưỡng (tang ma) đến trang trí để làm không gian sống thêm vui, thêm đẹp.
(GLO)- Cuốn sách “Tượng gỗ dân gian các tộc người Bahnar, Jrai“ là sản phẩm của công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy giá trị tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai“ do Th.S Hoàng Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 2015. Cuốn sách ra đời với mong muốn làm phong phú thêm vốn tài liệu nghiên cứu về tượng gỗ và lực lượng nghệ nhân tạc tượng người Bahnar, Jrai.
Trong kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, có một loại hình nghệ thuật vô cùng độc đáo là điêu khắc tượng gỗ dân gian. Từ lâu, loại hình nghệ thuật dung dị này đã góp phần làm nên nét đẹp đặc sắc, phong phú cho kho tàng văn hóa đời sống của người dân nơi đây.
(GLO)- Chiều 5-10, UBND TP. Pleiku đã tổ chức Lễ Khánh thành Khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai tại làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku). Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục-Đào tạo; UBND TP. Pleiku; đại diện các phòng, ban chuyên môn cùng đông đảo bà con làng Ốp.