Thêm tài liệu nghiên cứu về tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuốn sách “Tượng gỗ dân gian các tộc người Bahnar, Jrai” là sản phẩm của công trình nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy giá trị tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh Gia Lai” do Th.S Hoàng Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 2015. Cuốn sách ra đời với mong muốn làm phong phú thêm vốn tài liệu nghiên cứu về tượng gỗ và lực lượng nghệ nhân tạc tượng người Bahnar, Jrai.
  Anh Ksor Khoa (làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) trình diễn tạc tượng ở Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai  năm 2018. Ảnh: Hải Lê
Anh Ksor Khoa (làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) trình diễn tạc tượng ở Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. Ảnh: Hải Lê
Sách “Tượng gỗ dân gian các tộc người Bahnar, Jrai” do Nhà Xuất bản Văn hóa Dân tộc phát hành gồm có 4 chương. Ở chương mở đầu, tác giả dành lời giới thiệu khái quát về môi trường cư trú, kinh tế-xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa dân gian của 2 tộc người Bahnar, Jrai-những chủ thể được đề cập trong cuốn sách. Chương tiếp theo, Th.S Hoàng Thị Thanh Hương giới thiệu khái quát về thực trạng, không gian sinh tồn, các nhóm tượng gỗ, ngôn ngữ nghệ thuật và một số đặc điểm cơ bản của tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai trên địa bàn tỉnh-một loại hình nghệ thuật điêu khắc dân gian độc đáo. Cùng với đó, tác giả đưa ra 5 giải pháp bảo tồn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc duy trì, xây dựng, bồi dưỡng và phát triển lực lượng nghệ nhân tạc tượng gỗ dân gian; bảo tồn và phát huy giá trị tượng gỗ dân gian theo dạng động và tĩnh.
Đặc biệt, trong cuốn sách này, tác giả đã dành riêng một chương để nói về nghệ nhân và nghề tạc tượng gỗ dân gian. Tượng gỗ dân gian vẫn thường được nhắc đến trong các tài liệu, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, nhưng chủ thể tạo ra chúng-những nghệ nhân-dường như vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Vì thế, cuốn sách là một tài liệu bổ ích, đem lại cái nhìn mới mẻ dành cho những ai thực sự muốn tìm hiểu. “Họ sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy. Nhiều nghệ nhân biết tạc tượng cũng đồng thời là người thiên về các khả năng nghệ thuật, như: biết chỉnh chiêng, đánh chiêng, đan lát, hát kể sử thi, làm đàn, chơi đàn… Có thể nói, ở họ “khả năng nghệ sĩ” vượt trội. Và vì tạc tượng là một công việc nặng nhọc, vất vả nên nghệ nhân tạc tượng đều là đàn ông, thường ở độ tuổi từ 35 đến 55 (độ tuổi có sức khỏe và sự trải nghiệm nhất định trong cuộc sống)”-Th.S Hoàng Thị Thanh Hương viết. Cùng với nội dung rõ ràng, được chia theo từng chương, phần, đề mục rõ ràng phục vụ đắc lực cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu, cuốn sách còn cung cấp nhiều hình ảnh tượng gỗ do tác giả ghi lại trong quá trình điền dã, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Đây là những tư liệu đáng quý, giúp người đọc dễ dàng hình dung về hình thức, giá trị nghệ thuật và không gian tồn tại của tượng gỗ dân gian các tộc người Bahnar, Jrai ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Trước thực trạng loại hình điêu khắc dân gian này đang bị mai một, tác giả cuốn sách bày tỏ: “Hy vọng cuốn sách là tài liệu giúp cơ quan quản lý và các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này thuận lợi hơn trong việc nắm bắt thực trạng tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai và lực lượng nghệ nhân hiện nay; đồng thời là căn cứ để định ra các chính sách thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.