Tuổi trẻ Gia Lai tự hào tiếp bước dưới cờ Đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cứ vào tháng 3, tuổi trẻ toàn tỉnh Gia Lai lại tổ chức gặp gỡ cựu cán bộ Đoàn và hành trình về “địa chỉ đỏ” để được nghe chia sẻ kỷ niệm về một thời sôi nổi. Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ tri ân bằng những công trình, phần việc ý nghĩa.


Tự hào truyền thống vẻ vang

Chúng tôi có dịp đi cùng các cán bộ Tỉnh Đoàn đến thăm bà H’Ngia-nguyên Bí thư Tỉnh Đoàn nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Được nghe những người trẻ báo cáo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời gian qua, bà H’Ngia vui mừng và khen ngợi sự cố gắng, nỗ lực của tổ chức Đoàn các cấp.

Bà H’Ngia-nguyên Bí thư Tỉnh Đoàn (bìa phải) kể lại những kỷ niệm về công tác Đoàn trong những năm kháng chiến. Ảnh: Thủy Bình
Bà H’Ngia-nguyên Bí thư Tỉnh Đoàn (bìa phải) kể lại những kỷ niệm về công tác Đoàn trong những năm kháng chiến. Ảnh: Thủy Bình

Bồi hồi nhớ lại những năm tháng tuổi trẻ, bà H’Ngia cho biết: “Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai lần thứ III diễn ra từ ngày 2 đến 7-5-1970 tại căn cứ cách mạng khu 10 (xã Krong, huyện Kbang). Tại Đại hội, tôi được bầu giữ chức Bí thư Đoàn. Đại hội đã thông qua Nghị quyết triển khai phong trào “5 xung phong” trong đoàn viên, thanh thiếu nhi toàn tỉnh với khẩu hiệu “Thanh niên học tập và làm theo Di chúc Bác Hồ, quyết tâm cùng đồng bào toàn tỉnh đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ”.

Nội dung cụ thể của 5 xung phong là: xung phong tòng quân và tham gia du kích; xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; xung phong đấu tranh chính trị và binh vận; xung phong vào các đội thanh niên phục vụ chiến trường; xung phong sản xuất nông nghiệp và xây dựng vùng căn cứ cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, mỗi đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đều có một nhiệm vụ nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là thống nhất đất nước. “Là nữ Bí thư Tỉnh Đoàn đầu tiên, tôi thấy rất vinh dự nhưng cũng không tránh khỏi những áp lực bởi công tác Đoàn thời kỳ này khá đặc thù. Mặc dù trình độ, nhận thức của ĐVTN, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, nhưng tất cả đều có tinh thần cách mạng rất cao. Khó khăn, gian khổ trở thành thử thách để ĐVTN trau dồi bản lĩnh, tinh thần nhiệt huyết”-bà H’Ngia chia sẻ.

Bà H’Ngia cho rằng: Thanh niên chính là rường cột của đất nước. Trong từng giai đoạn lịch sử, các phong trào thanh niên được thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của ĐVTN ngày càng cao, nhanh nhạy, chủ động hơn để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, tổ chức Đoàn cần phải sâu sát, gần gũi với cơ sở, thực hiện nhiều giải pháp để rút ngắn khoảng cách giữa thanh niên thành thị với nông thôn.

Cũng là người dành nhiều sự quan tâm đối với thế hệ trẻ, ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy-chia sẻ: Giai đoạn lịch sử nào thì thanh niên cũng là lực lượng nòng cốt, phong trào Đoàn có những nét mới phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt, sau giải phóng, ta phải khắc phục hậu quả chiến tranh, thanh niên lại là lực lượng đi đầu trong xây dựng kinh tế mới, chuyển từ độc canh sang đa canh, từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa… Từ hoạt động phong trào, tổ chức Đoàn phát hiện nhiều người có tài năng, tri thức để trở thành những lãnh đạo chủ chốt.

Ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy gửi gắm, kỳ vọng vào thế hệ trẻ tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thủy Bình
Ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy gửi gắm, kỳ vọng vào thế hệ trẻ tỉnh Gia Lai. Ảnh: Thủy Bình

“Để thực hiện thắng hợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đòi hỏi thanh niên cần nỗ lực cao hơn. Thanh niên phải không ngừng rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng ý chí, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thanh niên phải có trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu thời đại công nghệ 4.0, thực hiện được nhiều phong trào hay, phát hiện nhiều điển hình để lan tỏa trong thanh niên. Có như vậy mới tạo được sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ”-ông Ngô Thành nhắn nhủ.

Hành trình về “địa chỉ đỏ”

Bên cạnh gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tổ chức Đoàn các cấp đã tổ chức cho ĐVTN về thăm Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong (huyện Kbang); tham quan khu lưu niệm lịch sử, nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện H2 (tiền thân của Đảng bộ huyện Krông Pa); thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Đoàn viên thanh niên TP. Pleiku xây dựng công trình Nhà sàn truyền thống tại khu di tích lịch sử khu 9 (xã Gào). Ảnh: Thủy Bình
Đoàn viên, thanh niên TP. Pleiku xây dựng công trình "Nhà sàn truyền thống" tại Khu di tích lịch sử khu 9 (xã Gào). Ảnh: Thủy Bình

Vừa qua, Thành Đoàn Pleiku đã tổ chức cho hơn 220 ĐVTN của các xã, phường về thăm di tích lịch sử Nhà lao Pleiku. Tại đây, ĐVTN đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các liệt sĩ, tham quan và tìm hiểu di tích; ôn lại truyền thống lịch sử 90 năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Dịp này, 113 thanh niên ưu tú đã được kết nạp vào Đoàn.

Chị Tống Trần Thảo Nhi (tổ 3, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) chia sẻ: “Được kết nạp vào Đoàn tại “địa chỉ đỏ” Nhà lao Pleiku, tôi rất vinh dự và sẽ cố gắng hơn nữa trong học tập và rèn luyện”.

Bên cạnh đó, Thành Đoàn Pleiku đang xây dựng công trình thanh niên “Nhà sàn truyền thống” tại Khu di tích lịch sử cách mạng Khu 9 tại xã Gào. Công trình có diện tích 32 m2 với kinh phí xây dựng 70 triệu đồng, trong đó, Thành Đoàn huy động nguồn lực xã hội hóa và sự đóng góp của ĐVTN được 50 triệu đồng, UBND xã Gào hỗ trợ 20 triệu đồng. Ngoài ra, ĐVTN đang góp ngày công xây dựng để công trình sớm hoàn thành trong tháng 3.

Anh Phan Minh Đức-Bí thư Thành Đoàn Pleiku-chia sẻ: “Bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, chúng tôi muốn ĐVTN hiểu hơn về sự cống hiến, hy sinh của thế hệ cha ông. Từ đó, thắp sáng tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ, để họ tự hào tiếp bước, ngày càng khẳng định bản lĩnh và tinh thần xung kích tình nguyện”.

THỦY BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Tặng quà học sinh Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

(GLO)- Ngày 11-1, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông, Chi đoàn Cảnh sát Nhân dân I (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an xã Biển Hồ tổ chức chương trình “Xuân gắn kết” tại Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

Đoàn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đạt giải nhất Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai

(GLO)- Ngày 9-1, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức vòng chung kết Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai năm học 2024-2025 với chủ đề “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” và chương trình giao lưu truyền thống “Tiếp bước cha anh”.

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Chàng trai nặng lòng với văn hóa M’nông

Mặc dù là dân tộc Kinh nhưng anh Nguyễn Văn Hiếu sinh ra và lớn lên tại thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, Đắk Lắk) – nơi có những buôn làng người M’nông bản địa sinh sống lâu đời nên có niềm đam mê đặc biệt với nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào M'nông.

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

Chàng trai 9X đam mê vẽ tranh truyền thần

(GLO)- Sinh ra trong gia đình không có truyền thống về nghệ thuật nhưng anh Phạm Thanh Lâm (SN 1992, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã quyết định theo đuổi đam mê hội họa. Anh đã bộc lộ tài năng với tranh truyền thần và được nhiều người đón nhận.

Thư viện từ những bông hoa

Thư viện từ những bông hoa

Hoa là tượng trưng cho vẻ đẹp, sách là sản phẩm tri thức. Các bạn trẻ trong nhóm “Thư viện từ những bông hoa” đã tích hợp hai yếu tố đó làm một để chở theo những giấc mơ, mở ra chân trời mới cho trẻ em nghèo vùng cao.