Tuổi trẻ Cửu An chung tay bảo tồn lan rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO))- Những năm qua, tình trạng khai thác tràn lan khiến nhiều loại lan rừng quý hiếm ở vùng Đông Gia Lai có nguy cơ cạn kiệt. Trước thực tế đó, Câu lạc bộ (CLB) Hoa lan Thanh niên Cửu An vừa ra đời vào đầu tháng 11-2018 với mong muốn gìn giữ và bảo tồn các giống lan quý của địa phương.
Câu lạc bộ Hoa lan Thanh niên Cửu An trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên xã Cửu An hiện có 29 thành viên, đều là những người yêu thích, sưu tầm, trồng hoa lan nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Dù mới thành lập nhưng CLB đã trở thành nơi kết nối đam mê, chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc và bảo tồn lan rừng cho nhiều thanh niên ở địa phương cùng một số địa bàn lân cận.
Lưu giữ hơn 500 loài lan địa phương
Anh Tô Văn Hải-Chủ nhiệm CLB Hoa lan Thanh niên Cửu An cho biết, khu vực phía Đông tỉnh hiện có gần 800 loại lan rừng với nhiều giống lan quý hiếm như: hoàng nhạn tháng 8, hoàng thảo đơn cam, hoàng thảo tam bảo sắc, hoàng thảo xoắn, giáng hương quế trắng, giáng hương tam bảo sắc, hỏa hoàng cam, kim điệp xuân, thanh đạm Hàm Long, lọng Hiệp, đại ý thảo… Hơn nữa, khí hậu và thổ nhưỡng ở nơi đây còn tạo ra được những loài lan có khuôn hoa đẹp và lưu giữ hương thơm ngào ngạt khác hẳn so với khi chúng được “sinh ra” ở vùng đất khác, chẳng hạn: nghinh xuân Kông Chro, quế trắng tháng 8 (xếp rụt lá) An Khê, hạc vỹ Kbang, phi điệp tím của rừng Mang Yang, Kbang, Kông Chro…
 Các thành viên CLB chia sẻ kinh nghiệm chiết ghép lan. Ảnh: H.T
Các thành viên CLB chia sẻ kinh nghiệm chiết ghép lan. Ảnh: H.T
Xuất phát từ tình yêu và niềm đam mê với lan rừng, các thành viên trong CLB đã sưu tầm, lưu giữ tại vườn hơn 500 loài lan của địa phương với khoảng 80 loài quý hiếm. Đặc biệt, một số loài lan đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đã được CLB chú trọng nhân giống và tạo môi trường sống gần với tự nhiên nhất để sinh trưởng. Trung bình, một nhánh lan rừng con được chiết ra phải mất khoảng 2 năm trở lên để chăm sóc thì mới có thể thuần và cho hoa. Lan thường bắt đầu nở rộ từ tháng 2 đến tháng 7 Âm lịch hàng năm và dành trọn thời gian còn lại cho việc “hồi sức”, phát triển.
Bên cạnh đó, CLB còn chia sẻ gần 200 giống lan rừng địa phương cho những người yêu lan trên cả nước nhằm kết nối, chung tay bảo tồn loài hoa này. Anh Hải phân tích: “Cái khó khi trồng lan rừng là phải nhận định được thời tiết mà lan ưa thích, yếu tố giá thể (chậu hay lũa) và xác định đúng loại bệnh mà lan mắc phải; từ đó có cách chăm sóc phù hợp. Tốt nhất là nên trồng lan thuần theo kiểu ở rừng với tỷ lệ ăn nắng cho cây 100%”.
“Bảo tồn lan cũng là bảo vệ rừng”
Dù yêu thích lan rừng từ lâu nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên có lúc cả vườn lan của anh Nguyễn Văn Thảo (thôn An Điền Nam 1, xã Cửu An) “rủ nhau” chết. Loay hoay tìm đủ mọi cách nhưng anh Thảo vẫn không khắc phục được tình trạng trên. “Rất may cho tôi là sớm biết đến và gia nhập vào CLB Hoa lan Thanh niên Cửu An. Qua các buổi sinh hoạt, chia sẻ giữa các thành viên với nhau, tôi dần học hỏi được kỹ thuật chăm lan, cấy ghép lan và biết thêm nhiều loài lan quý cần được bảo tồn. Hiện tôi đã lưu giữ được gần 100 loài lan tại vườn nhà mình”-anh Thảo phấn khởi nói.
Anh Hải với hai chậu “Hoàng thảo đơn cam”-một trong số các loài lan quý đang được CLB cố gắng bảo tồn. Ảnh: Hồng Thi
Anh Hải với hai chậu “Hoàng thảo đơn cam”-một trong số các loài lan quý đang được CLB cố gắng bảo tồn. Ảnh: Hồng Thi

Anh Đặng Hoàng Sinh-Bí thư Đoàn xã Cửu An: “Từ khi đi vào hoạt động đến nay, CLB đã tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các đoàn vi

ên, hội viên, thanh niên trên địa bàn; là nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, duy trì và nhân rộng mô hình, nhất là những dòng lan quý. Mặt khác, từ nguồn quỹ chung, CLB còn quan tâm giúp đỡ một số thành viên và thanh niên có hoàn cảnh khó khăn để động viên họ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống”.

2 năm trở lại đây, phong trào chơi phong lan, nhất là lan rừng ngày càng rầm rộ. Chạy theo “sức nóng” của thị trường, nhiều người vào rừng khai thác lan về bán. Song vì khai thác theo kiểu tận diệt, thiếu ý thức bảo tồn nên nhiều chủng loại lan quý hiếm đang dần biến mất. Nhiều cánh rừng phía Đông tỉnh vốn là thiên đường của các loài lan nay chỉ còn là dĩ vãng. Mặt khác, việc “săn” lan không đúng cách, có khi chặt cả cây rừng để lấy một khóm hoa lan đã khiến cho hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là điều không chỉ riêng anh Hải mà tất cả các thành viên trong CLB Hoa lan Thanh niên Cửu An đều cảm thấy vô cùng trăn trở.
“Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền mọi người trong vùng khi đi tìm lan phải chừa cây con lại, chúng tôi cũng mong muốn chính quyền địa phương, nếu có thể, hãy giao cho CLB quản lý một khoảnh rừng nào đó để chúng tôi có thể mang lan quay lại với rừng, vừa bảo tồn các loài lan quý hiếm vừa góp phần bảo vệ rừng. Trong tương lai, nếu làm tốt, chúng ta có thể phát triển du lịch sinh thái gắn với lan rừng”-anh Hải bày tỏ.
Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.