Từng bước phục hồi du lịch nội địa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cùng với sự phục hồi kinh tế, việc đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch nội địa đang được nhiều chuyên gia đánh giá là hướng đi phù hợp, nhằm từng bước phục hồi và phát triển ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
Du lịch nội địa được coi là động lực chính của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2023. Ảnh: Thu Giang

Du lịch nội địa được coi là động lực chính của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2023. Ảnh: Thu Giang

Định hướng chung

Đơn vị nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu du lịch Outbox mới đây cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến người dân Việt Nam thường ưu tiên du lịch nội địa sau dịch COVID-19 là vì việc di chuyển xa còn gặp nhiều hạn chế, giá cả chuyến đi tăng cao, mức độ an toàn về dịch bệnh chưa đảm bảo. Nhờ chi phí hợp lý, sản phẩm đa dạng nên nhiều du khách đã ưu tiên lựa chọn những chuyến đi trong nước.

Nhanh chóng nắm bắt thị trường, nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch Việt Nam cũng đã sớm quay trở lại xây dựng nhiều nhóm sản phẩm phục vụ khách du lịch nội địa. Anh Trần Đức Ân (hướng dẫn viên du lịch) chia sẻ, bước sang năm 2023, đa số doanh nghiệp lữ hành đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chạy đà từ trước để sẵn sàng phục vụ du khách nội địa ngay khi có điều kiện. Theo anh Ân, du lịch trong nước vẫn là thị trường trọng tâm của nhiều doanh nghiệp, trong đó các hoạt động outbound (đưa khách du lịch đi nước ngoài) chỉ mới ở giai đoạn khởi động lại.

Chú trọng cải thiện chất lượng, dịch vụ du lịch nội địa

Theo dữ liệu Tổng cục Du lịch trong tháng 1.2023, Việt Nam đã đón lượng khách nội địa ước đạt 13 triệu lượt (cao gần 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái), tổng thu từ du lịch tháng 1 đạt 46.000 tỉ đồng. Năm 2023 ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, 102 triệu lượt khách nội địa.

Với những điểm mạnh sẵn có, nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng đánh giá thị trường du lịch nội địa năm 2023 sẽ có nhiều thử thách hơn khi nhu cầu kết nối gia đình, nghỉ dưỡng sau dịch bệnh COVID-19 đã được giải quyết nên sẽ khó có sự bùng nổ đột biến.

Ngoài ra do biến động của nền kinh tế trong nước giai đoạn cuối năm 2022 và lạm phát tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch chi tiêu của người dân đối với hoạt động du lịch, vui chơi giải trí trong năm 2023.

Sự trở lại của du lịch outbound cũng là một áp lực cạnh tranh cho các điểm đến trong nước khi du khách Việt Nam sẽ có xu hướng cân nhắc đi nước ngoài với mức chi phí hợp lý, ưu đãi rõ ràng so với các sản phẩm nghỉ dưỡng đơn thuần trong nước. Điều này buộc doanh nghiệp lữ hành, du lịch phải cần xây dựng chuỗi sản phẩm hấp dẫn, gia tăng trải nghiệm cho du khách, từ đó đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Theo TS Nguyễn Tuấn Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (ITDR), du lịch nội địa có vị trí, vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch Việt Nam thời gian qua. Thực tế, thị trường du lịch nội địa đang trở thành nhân tố chủ lực trong sự phục hồi của toàn ngành du lịch Việt Nam.

Để hiện thực hóa mục tiêu đón 102 triệu lượt khách nội địa năm 2023, TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, ngành du lịch cần xây dựng các sản phẩm dịch vụ du lịch mới, chú trọng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, gia tăng trải nghiệm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của du khách. Đồng thời, phát huy hiệu quả liên kết du lịch giữa các địa phương, liên kết vùng để hướng đến sự phát triển bền vững, gia tăng cơ hội để mở rộng thị trường nội địa.

Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Tháng 3 về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Nhân chuyến thăm, tặng quà cho hộ nghèo của làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang) vào ngày 22-3, đoàn công tác của Báo Gia Lai đã có dịp khám phá vẻ đẹp nên thơ mà hùng vỹ của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-nơi có đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà của Gia Lai”.