Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam": Bản sắc Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (thuộc Khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” với nhiều hoạt động tôn vinh bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Sự kiện này nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân, kết nối địa phương, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Gia Lai từng tham gia nhiều sự kiện tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Làng), tại đây đã có 2 ngôi làng đặc trưng của đồng bào dân tộc Bahnar và Jrai sinh sống, hoạt động lâu dài. Nhiều nghệ nhân ra tham gia sự kiện rồi về lại địa phương, cũng có nhiều nghệ nhân cùng gia đình ra hoạt động thường xuyên (hàng ngày) tại Làng. Vì vậy, hình ảnh về vùng đất và con người Gia Lai đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách.
Về tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” lần này, đoàn nghệ nhân Gia Lai đã mang đến một chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Anh Đinh A Ngưi-Đội trưởng Đội nghệ nhân làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang) chia sẻ: “15 nghệ nhân Bahnar đến từ làng Stơr phối hợp với 10 nghệ nhân đang sinh sống tại Làng tham gia phục vụ du khách trong suốt những ngày diễn ra Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam”. Nhiều hoạt động đã được bà con tập luyện, chuẩn bị chu đáo từ nhà mang ra biểu diễn phục vụ nhân dân và du khách như: trình diễn các tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc, dân ca, dân vũ; trình diễn dệt thổ cẩm; tạc tượng nhà mồ; làm nhạc cụ, phục vụ ẩm thực bản địa… đã mang một sắc màu mới lạ miền đất cao nguyên về hội tụ giữa không gian văn hóa trên mọi miền đất nước”.
Đoàn nghệ nhân Gia Lai trình diễn nhạc cụ dân tộc phục vụ du khách. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Đoàn nghệ nhân Gia Lai trình diễn nhạc cụ dân tộc phục vụ du khách. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: triển lãm ảnh “Sắc màu di sản văn hóa tại ngôi nhà chung”; các hoạt động giao lưu văn hóa, quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nghề truyền thống… thì trong chuỗi hoạt động của tuần văn hóa còn diễn ra các hoạt động giới thiệu phong tục tập quán cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và các hoạt động trải nghiệm dành cho du khách. Trong sự kiện này, đoàn nghệ nhân Gia Lai đã tái hiện nghi thức lễ mừng lúa mới của dân tộc Bahnar được tiến hành ngay trước nhà rông khu làng Bahnar.
Già làng Đinh Greeng cho biết: “Cũng như các cư dân bản địa Tây Nguyên, người Bahnar ở Kbang còn chịu ảnh hưởng tín ngưỡng nguyên thủy, tín ngưỡng thờ phồn thực, vạn vật hữu linh. Họ tin rằng, xung quanh có rất nhiều vị thần, trong đó, đồng bào coi trọng vị thần đã nuôi nấng họ đó là Yang sri (thần lúa). Đây là dịp để toàn thể dân làng cúng tạ ơn Yàng, Yang sri đã giúp cho làng có được một vụ mùa bội thu, một năm mới no đủ, hạnh phúc. Đây cũng là lễ hội hoành tráng nhất, được tổ chức long trọng nhất của vùng dân tộc thiểu số bản địa. Hoạt động này đã thu hút đông đảo người dân đến trải nghiệm”.
Hấp dẫn du khách nhất phải kể đến việc cho khách cùng tham gia một số hoạt động, hòa vào không gian sinh hoạt của người bản địa Tây Nguyên, khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Bahnar để “check in”, lưu lại những kỷ niệm đẹp cùng nghệ nhân; được nghệ nhân Byonh hướng dẫn làm chiếc chuông gió hay bầu hồ lô nhỏ xinh; nghệ nhân Đinh Doa cùng du khách đan những sợi lạt mềm tạo thành chiếc quạt, ống trúc… đã tạo nên một không gian sinh động nơi làng xa.
Ông Nguyễn Tấn Ba-Phó Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, trưởng đoàn-chia sẻ: “Hàng năm, Gia Lai đều đưa đoàn nghệ nhân ra tham gia các hoạt động tại Làng. Đây cũng là dịp để bản sắc di sản văn hóa Gia Lai đến gần hơn với người dân và khách du lịch. Đặc biệt, khi tham gia những sự kiện văn hóa như thế này, bà con dân làng và nghệ nhân có cơ hội giao lưu, gặp gỡ bạn bè trên khắp mọi miền đất nước, từ đó ý thức được tầm quan trọng trong việc phát huy, gìn giữ và truyền dạy các giá trị văn hóa bản địa do ông cha truyền lại”. Đa dạng các loại ấn phẩm du lịch giới thiệu về thiên nhiên, đất nước, con người vùng đất Gia Lai cũng được thông tin, quảng bá đến du khách trong chuỗi sự kiện này.
Trải lòng sau nhiều năm sinh sống tại Làng, anh Pli (làng Leng, xã Tơ Tung; quản lý đội nghệ nhân tại Làng) cho biết: “Có mặt tại Làng ngay từ những năm đầu tiên làng Bahnar được phục dựng, đã từng đưa nhiều lớp nghệ nhân ra sinh sống rồi lại quay trở lại quê hương, cứ thế lớp này ra lại thay cho lớp khác về nên tôi hiểu được niềm trăn trở của mỗi người. Khi mới ra sinh sống, hoạt động ai cũng háo hức, bồi hồi nhưng vẫn khôn nguôi nhớ nhà, nhớ làng quê. Bởi vậy, hàng ngày tổ chức nhiều hoạt động phục vụ du khách đến việc tạo ra những món quà lưu niệm bé xinh từ dệt nên chiếc khăn choàng, đan chiếc gùi hay chế tác đàn goong, t’rưng xinh xắn… bán cho du khách cũng là một trong những niềm vui và tăng thêm thu nhập cho bà con. Ngay tại khu làng chúng tôi cũng có thiết kế một gian hàng trưng bày các loại quà tặng do chính nghệ nhân tạo ra như những sản phẩm du lịch giới thiệu và bày bán cho du khách”.
Hiện tại khu làng Bahnar có 8 nghệ nhân xã Tơ Tung đang sinh sống, hoạt động hàng ngày phục vụ du khách, đem bản sắc văn hóa của đồng bào quê hương Anh hùng Núp đến với cộng đồng 54 dân tộc anh em và du khách quốc tế.
VÕ THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.