Tự hào 50 năm âm nhạc Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi khi nhắc đến Gia Lai, ai cũng thường nghĩ ngay đến mảnh đất lắm mưa nhiều nắng, nơi có nhiều sông suối, rừng xanh núi thẳm, đèo cao vực sâu... nhưng không kém phần thơ mộng.

Từ ngàn đời nay, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã sống gắn bó thủy chung với núi rừng, thảo nguyên. Con người và thiên nhiên ở đây quấn quýt với nhau như muốn tạo ra một không gian vừa hư, vừa thực, vừa gần gũi, vừa xa xăm, huyền thoại.

lexuanhoan.jpg
Một số tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Gia Lai. Ảnh: L.X.H

Với đức tính cần cù, chịu khó cùng đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng bay bổng, đồng bào các dân tộc trong tỉnh đã sáng tạo ra một kho âm nhạc dân gian độc đáo, phong phú, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, sáng tác âm nhạc trong và ngoài nước.

Trong 50 năm qua, kể từ khi tỉnh Gia Lai được giải phóng, nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu về âm nhạc dân gian cũng như nhiều tác phẩm âm nhạc viết về Gia Lai đã ra đời, phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của công chúng, góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Gia Lai đến với bạn bè gần xa.

Về nghiên cứu, sưu tầm, điển hình là những công trình, tác phẩm như: Dân ca Tây Nguyên (Lê Toàn Hùng); Giữ gìn, phát huy vốn văn hóa truyền thống các dân tộc (nhiều tác giả); Nghệ thuật cồng chiêng (nhiều tác giả); Fôlclo Bâhnar (Tô Ngọc Thanh chủ biên, 1988); Nhạc khí các dân tộc ở Gia Lai (Đào Huy Quyền); Tìm hiểu đặc trưng trong dân ca Jrai-Bahnar (Đào Huy Quyền); Dân ca Jrai (Lê Xuân Hoan); Bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (nhiều tác giả); Một số đặc trưng cơ bản của âm nhạc dân gian Jrai (Lê Xuân Hoan); Dân ca Bahnar (Lê Xuân Hoan); Tìm hiểu thang âm điệu thức trong âm nhạc dân gian Bahnar (Lê Xuân Hoan)...

Về sáng tác và tác phẩm, 50 năm qua, các thế hệ nhạc sĩ Gia Lai đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bằng những ca khúc vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang dấu ấn thời đại.

Nhiều ca khúc đã được các cơ quan chức năng trong tỉnh tuyển chọn, xuất bản trong các tập sách như: Gặp gỡ cao nguyên (nhiều tác giả); Âm vang cao nguyên (nhiều tác giả); Đêm trăng cao nguyên (nhiều tác giả); Huyền thoại Ya Ly (Đào Huy Quyền); Những bài hát từ phố núi (Ngọc Tường); Ca khúc chọn lọc Lê Xuân Hoan; Gia Lai miền đất hào hùng (nhiều tác giả); Cao nguyên-Tình yêu (Lê Hồng Phương); 105 ca khúc Lê Xuân Hoan...

Trong đó, tiêu biểu nhất là những tác phẩm: “Tình ca Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Gặp gỡ cao nguyên” của Trần Chung; “Mưa cao nguyên” của Xuân Giao; “Hát giữa đêm trăng Chư Prông” của Vũ Thanh; “Ngọn lửa cao nguyên” của Trần Tiến; “Hỡi em, cô gái Ayun Pa” của Minh Khang; “Đêm xoang Tây Nguyên” của Văn Chừng,

thơ Đào Phong Lan; “Giọt nắng trên cao nguyên” của Lê Xuân Hoan; “Tiếng hát đêm nhà rông” của Ngọc Tường; “Mặt trời trắng cao nguyên xanh” của Ngọc Minh; “Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên” của Thảo Nam Giang; “Uống rượu cần” của Hoàng Phi Ưng; “Pleiku thành phố ban mai” nhạc của Trương Đức Hà, thơ Lê Nhược Thủy...

Tuy số lượng công trình, tác phẩm chưa nhiều nhưng cũng đủ để một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của kho tàng âm nhạc dân gian các dân tộc ở Gia Lai và trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, các nhạc sĩ trong “sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Kho tàng âm nhạc dân gian không những góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà còn có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển nền văn hóa chung của cả nước.

Xuất phát từ giá trị nhiều mặt của những tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu cũng như các ca khúc được ra đời từ mảnh đất Gia Lai, ngày càng có nhiều người trân trọng, quý mến kho tàng âm nhạc dân gian và những bài ca được phát triển từ chất liệu âm nhạc Tây Nguyên.

Không ít ca sĩ đã chọn những ca khúc mang âm hưởng Tây Nguyên vào các “đấu trường ca nhạc” danh tiếng trong và ngoài nước. Và cũng có nhiều ca sĩ đã thành danh bắt đầu từ việc thể hiện các tác phẩm âm nhạc Tây Nguyên, trong đó các nghệ sĩ, ca sĩ như: Măng Thị Hội, Y Moan, Siu Black, Rơ Chăm Phiang, Y Phôn Ksor, Thúy Hà, Ali Việt, Y Joel Knul, Y Sih, Y Yun, Siu H’Blup, Mơ Ly... Điều này một lần nữa khẳng định sức sống trường cửu của âm nhạc Tây Nguyên trong dòng chảy của nền âm nhạc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

null