Từ bị chọc 'giọng nói quái gở' tới chàng trai Olympia giành học bổng 3,3 tỉ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thường xuyên nói lắp, nói ngọng, nhầm lẫn giữa l - n, ăn – anh, d- r - gi, Đỗ Trường Huy, chàng trai Đường lên đỉnh Olympia luôn ám ảnh những tràng cười ồ của bạn bè ngày nhỏ. “Giọng nói quái gở”, sự ác ý nói về Huy.

Huy, chàng trai Olympia vừa giành học bổng một trường ĐH 3,3 tỉ đồng. ẢNH NVCC
Huy, chàng trai Olympia vừa giành học bổng một trường ĐH 3,3 tỉ đồng. ẢNH NVCC
“Em tự ti, sợ nói, sợ phải giao tiếp, muốn nhờ ai giúp đỡ cũng không dám cất lời. Lời bình phẩm của bạn bè như cái kìm trong cổ, kẹp giọng nói của em lại”, Huy, học sinh lớp 12D Trường THPT Chí Linh, TP Chí Linh, Hải Dương hồi tưởng. Bằng cách nào, chàng trai đã vượt lên chính mình, trở thành thí sinh của chương trình Đường lên đỉnh Olympia và vượt qua các vòng loại khắt khem sở hữu suất học bổng một trường ĐH trị giá 3,3 tỉ đồng ở tuổi 18?
Lớp 5 vẫn không đọc nhanh nói trôi chảy
Đó là tình trạng Huy từng gặp trong quá khứ. Nói một câu, có từ bị lắp những 10 lần. Người ta đọc cuốn sách 1 tuần, Huy có thể phải cần 1 tháng, các kỹ năng đọc quét, đọc lướt, bạn bè sử dụng thành thạo, Huy vẫn bó tay. Ai nói nhanh quá, Huy cũng không nghe được. Khi nghe con được chẩn đoán “rối loạn ngôn ngữ”, cả gia đình cậu lo sợ, không biết con rồi sẽ ra sao.

Huy không đầu hàng những khó khăn trong cuộc sống. ẢNH NVCC
Huy không đầu hàng những khó khăn trong cuộc sống. ẢNH NVCC
Tuổi thơ Huy ám ảnh hơn khi thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, coi thường. Họ nói Huy có giọng nói “quái gở” và thỏa mãn sự ích kỷ bằng việc nhại lại những câu nói lắp của Huy, mỉa mai mỗi khi cậu nói ngọng các cặp âm giống nhau. “Em nhớ rõ hồi đấy em nói rất ngọng âm “l-n”, “d-r-gi” và “ăn-anh”. Phải đến lớp 5 em mới sửa được nhưng đến bây giờ, đôi khi em vẫn còn ngọng những cặp âm đó”, chàng trai là lớp trưởng lớp 12D Trường THPT Chí Linh kể.
Song, điều may mắn nhất là Huy không bỏ cuộc và gia đình luôn bên cạnh.
Bố mẹ Huy kiên nhẫn chờ đợi mỗi khi con trai muốn bày tỏ điều gì và luôn khuyến khích con nói chuyện nhiều hơn. Họ luôn trả lời mọi câu hỏi để con tiếp tục hỏi nhiều hơn. Tối nào bố mẹ cũng kèm viết, dạy cậu phát âm.

Huy và gia đình trong ngày ghi hình
Huy và gia đình trong ngày ghi hình "Đường lên đỉnh Olympia". ẢNH NVCC
Lên THCS, việc nói ngọng, nói lắp của Huy đã được cải thiện nhưng khả năng đọc hiểu vẫn chậm hơn các bạn. Huy chăm chỉ hơn, ví dụ bạn học tới 10 giờ đêm, Huy sẽ làm bài tới 11 giờ. Cậu cũng đọc nhiều sách báo, mở tốc độ phát âm thanh trên YouTube lên 1,25x để luyện nghe nhanh. Không chỉ chăm chỉ với tiếng Việt, Huy còn nỗ lực với tiếng Anh.
Từ nói lắp tới chủ nhiệm CLB về tranh biện
Ai cũng hiểu tranh biện cần nghĩ nhanh - nói nhanh và nói phải thuyết phục trên hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Điều này thách thức cả với những học sinh giỏi ăn nói và có tư duy logic. Thế nhưng, Huy - cậu bé luôn bị trêu chọc “giọng nói quái gở”, “thằng nói ngọng, nói lắp”, khi vào học lớp 10 đã quyết định thành lập một CLB tranh biện ở trường mình mang tên “The Lorius of CLDC - Chi Linh Debate Club”. “Trong mắt em, việc ai đó có thể đứng trước đám đông thuyết trình hoặc trình bày quan điểm cá nhân thật sự rất "ngầu”, chàng trai hồi tưởng.

Huy (đứng, bìa phải) cùng các bạn trong CLB tranh biện của trường. ẢNH NVCC
Huy (đứng, bìa phải) cùng các bạn trong CLB tranh biện của trường. ẢNH NVCC
“Ngày em đứng trước hàng trăm bạn bè và thầy cô giới thiệu về CLB của mình, em rất hồi hộp, tay ướt nhẹp mồ hôi. Khi cất lời, em lại nói lắp vì quá run. Cả trường cười ồ. Ký ức về những ngày bị trêu chọc, cô lập lại hiện hữu trước mắt. Em không cho phép mình sợ hãi nữa, dõng dạc bắt đầu lại. Cứ thế, em hoàn thành bài phát biểu trong những tràng pháo tay của bạn bè. Đây cũng chính là khoảnh khách em đã kể lại trong bài luận ứng tuyển vào Trường ĐH và giành học bổng 3,3 tỉ đồng”, Huy xúc động.
Chàng trai Olympia đi tìm ‘Dáng hình thanh âm’
Như nhiều người trẻ, Đường lên đỉnh Olympia với Huy là một giấc mơ. Kiên trì chờ đợi ngày để nộp đơn đăng ký, chờ “cuộc gọi thần thánh” từ Đài truyền hình Việt Nam, nhưng tới ngày thi, đứng trước máy quay và hàng trăm khán giả, nỗi ám ảnh về giọng nói của Huy quay lại. Phần giới thiệu trước vòng Khởi động, Huy đã rất run, thậm chí không muốn cất lời vì sợ nói lắp.
Trong suốt trận thi đấu, cậu mất dần đi sự tự tin trước đó. Giải 3 cuộc thi tuần - kết quả mà Huy gọi tên “sự thất bại” đã cho cậu một đòn bẩy lớn hơn, Huy quyết giành học bổng một trường ĐH lớn.

Các bạn lớp 12D luôn sát cánh bên Huy. ẢNH NVCC
Các bạn lớp 12D luôn sát cánh bên Huy. ẢNH NVCC
Đề bài luận ứng tuyển vào ĐH VinUni là mô tả điều gì đó mà bạn đã đạt được sau một thời gian dài luôn cam kết bản thân và điều gì đó mà bạn khát khao đạt được trong tương lai. Huy có 28 ngày để chuẩn bị, rồi một ngày cậu nhận ra, thành tích chính là việc cậu đã vượt qua những rào cản của bản thân.
Ngoài việc thành lập CLB tranh biện, Huy còn nằm trong ban tổ chức của nhóm Youngster Team - một dự án phi lợi nhuận tạo ra sân chơi tiếng Anh dành cho các các học sinh từ lớp 5 đến lớp 9. Sau 2 năm, nhóm tổ chức được 2 cuộc thi tieesng Anh toàn thành phố là “Let’s Speak 2019” và “Let’s Travel 2020”.
Thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát ở TP Chí Linh, Hải Dương, Huy và các bạn đã thực hiện dự án là “Save our life - Save our earth” và cuộc thi “Let’s Fight against Corona Virus 2021” nhằm kêu gọi các bạn học sinh trên toàn tỉnh cùng lan tỏa những thông điệp tích cực đến cộng đồng.
Chính con đường đi tìm giọng nói của mình, thoát ra khỏi biệt danh “giọng nói quái gở” là hành trình Huy muốn kể cho mọi người nghe nhất. “Tôi muốn mọi người hiểu rằng, giọng nói hay nhất không nhất thiết phải là một giọng nói mượt mà hay trầm bổng như ca sĩ, hùng hồn hay quyết liệt như những nhà ngoại giao, giọng nói hay nhất là giọng nói được cất lên từ trái tim nhiệt huyết và tự tin chính của tâm hồn mình”.

Những chương trình ý nghĩa mà nhóm Huy đã làm được
Những chương trình ý nghĩa mà nhóm Huy đã làm được
Học bổng 3,3 tỉ đồng của Trường ĐH tới với Huy là không phải là một giấc mơ. Nó đã tới sau những chuỗi ngày thất bại, làm lại, thất bại, và không bao giờ bỏ cuộc. Những mục tiêu cho chính mình và sự đóng góp cho xã hội còn rất nhiều, song Huy tin là mình có thể làm được. Nhất là khi có sự động viên, hỗ trợ của gia đình.
“Em nghĩ là mình có thể gục ngã ở một nơi nào đó nếu không có sự đồng hành và hỗ trợ từ gia đình em. Nếu mọi người đọc được bài viết này, em chỉ muốn nói rằng, từ sâu thẳm trong trái tim em, em yêu mọi người rất nhiều”, chàng trai tham gia Đường lên đỉnh Olympia bộc bạch.
Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.
Chung tay giúp trẻ em nghèo

Chung tay giúp trẻ em nghèo

(GLO)- Đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì chiếc áo ấm hay những đồ chơi tự chế rất có ý nghĩa. Thấu hiểu điều đó, chương trình “Áo ấm cho em“ đã trao tặng những chiếc áo ấm cùng những phần quà ý nghĩa cho trẻ em ở 2 huyện Ia Pa và Chư Păh (tỉnh Gia Lai).