Truyền thông vận động phụ nữ dân tộc thiểu số Mang Yang sinh đẻ an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 23-8, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức chiến dịch truyền thông vận động phụ nữ dân tộc thiểu số đến sinh con tại cơ sở y tế cho 150 hội viên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và chăm sóc con nhỏ dưới 6 tuổi tại huyện Mang Yang.
Truyền thông vận động phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Mang Yang đến sinh con tại cơ sở y tế. Ảnh: MINH CHÂU

Truyền thông vận động phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Mang Yang đến sinh con tại cơ sở y tế. Ảnh: MINH CHÂU

Với thông điệp “Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế-an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con”, chiến dịch gồm các nội dung như: tiểu phẩm về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em; truyền thông trực tiếp và tuyên truyền lưu động về gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Theo thống kê của Sở Y tế, tỷ lệ sinh con tại nhà của tỉnh Gia Lai năm 2022 chiếm 14,04%, năm 2023 chiếm 11,32%, 6 tháng đầu năm 2024 chiếm 9,32% số người trong độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ này ở phụ nữ dân tộc thiểu số còn khá phổ biến. Tỷ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị.

Các chiến dịch truyền thông giúp phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số cập nhật được thông tin, kiến thức để tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương. Ảnh: MINH CHÂU

Các chiến dịch truyền thông giúp phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số cập nhật được thông tin, kiến thức để tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương. Ảnh: MINH CHÂU

Các hoạt động trong chiến dịch truyền thông nhằm trang bị thêm những thông tin, kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trong thời gian thai kỳ, sinh con và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đồng thời, tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương… góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi nếp nghĩ, cách làm xóa bỏ những tập tục văn hóa có hại đến sức khỏe của phụ nữ, trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.