Truyện Kiều có thể chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề như các bản Tuồng Kim Vân Kiều, chuyển thể Truyện Kiều thành tác phẩm điện ảnh hoặc sang các loại hình nhạc kịch, ballet, rối cạn, kịch đương đại, múa.
 
Các bản dịch Truyện Kiều được giới thiệu tại một triển lãm. (Nguồn: Vietnam+)
Các bản dịch Truyện Kiều được giới thiệu tại một triển lãm. (Nguồn: Vietnam+)
Nhân kỷ niệm 200 năm Ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du (1820-2020), ngày 26/11, tại Hà Nội, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học quốc gia chủ đề "Nguyễn Du-Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương, nghệ thuật."
Hội thảo thu hút đông đảo các dịch giả, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học trong nước và quốc tế tham dự.
Tại hội thảo, Viện trưởng Viện Văn học, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Điệp cho biết Nguyễn Du và Truyện Kiều là hiện tượng văn học, văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, hàm chứa giá trị bất tận ở mọi thời đại, mọi không gian. Vì vậy, hội thảo có ý nghĩa như một sự tiếp nối, nhìn lại những thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều bao gồm những phát hiện tư liệu mới, những thông tin và diễn giả mới về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Du.
Bên cạnh đó, các dịch giả, nhà nghiên cứu-phê bình văn học trong và ngoài nước thúc đẩy đưa học thuật Việt Nam hòa nhập vào đời sống nghiên cứu quốc tế, đưa Nguyễn Du và truyện Kiều giới thiệu với bạn bè thế giới tạo kết nối văn hóa vững chắc, sinh động giữa quá khứ và hiện tại.
Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Sông Hương, Trường Nghiên cứu cao cấp về Khoa học xã hội Paris, hiện nay đã có 75 bản dịch Truyện Kiều sang 20 ngôn ngữ khác nhau. Có thể coi mỗi bản dịch như một cách đọc, một cách tái tạo Truyện Kiều theo ngôn ngữ khác, trong một nền văn hóa khác.
Vì vậy đối với các bản dịch hiện tại, cần đặt Truyện Kiều trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ, trong bối cảnh lịch sử và trên con đường bước vào văn học nghệ thuật và văn hóa thế giới để tìm hiểu hiện trạng sâu rộng hơn, cặn kẽ hơn.
Các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề như các bản Tuồng Kim Vân Kiều, chuyển thể Truyện Kiều thành tác phẩm điện ảnh hoặc sang các loại hình sân khấu đương đại như nhạc kịch (Opera), ballet, rối cạn, kịch đương đại, múa.
Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...