Truyện của 2 tác gia vừa đoạt Nobel Văn chương đã được dịch ở Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đó là 2 truyện Người đàn bà xấu nhất hành tinh và Vũ nữ của Olga Tokarczuk (Lê Bá Thự dịch) và truyện Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình của Peter Handke (Ngụy Hữu Tâm dịch).

 

Hai nhà văn đoạt giải Nobel lần lượt các năm 2018, 2019 là bà Olga Tokarczuk người Ba Lan và ông Peter Handke người Áo - Ảnh: Reuters
Hai nhà văn đoạt giải Nobel lần lượt các năm 2018, 2019 là bà Olga Tokarczuk người Ba Lan và ông Peter Handke người Áo - Ảnh: Reuters



Trái với những đồn đoán ban đầu cho rằng nhiều khả năng 2 chủ nhân Nobel văn chương 2018 và 2019 sẽ là người của hai châu lục, hai tác giả cùng của châu Âu vừa được tôn vinh là nhà văn nữ người Ba Lan Olga Tokarczuk và nhà văn người Áo - ông Peter Handke.

Về chủ nhân Nobel văn chương 2018 - nữ nhà văn Torkarczuk, thông cáo của Viện Hàn lâm Thụy Điển dẫn nhận định của Ủy ban Nobel, ca ngợi "trí tưởng tượng thuật chuyện với niềm đam mê uyên bác tiêu biểu cho một dạng thức sống vượt qua mọi ranh giới".

Các thành viên ban giám khảo giải thưởng Nobel mô tả bà là "một nhà văn luôn bận lòng với cuộc sống xung quanh...", "tác phẩm của bà đầy vẻ trí tuệ và duyên dáng". Họ cũng nhấn mạnh tới xu hướng "tập trung vào di cư và những dịch chuyển văn hóa" trong tác phẩm của bà.

Bà Olga Tokarczuk, sinh năm 1962, tại Sulechów (Ba Lan), hiện đang sống tại Wrocław. Cha mẹ bà là giáo viên, riêng cha bà còn kiêm nhiệm luôn công việc thủ thư trong trường. Bởi thế từ nhỏ bà đã gắn bó với thư viện, đọc thỏa thích mọi sách vở trong đó và nó cũng là nơi đã khơi dậy niềm đam mê văn chương trong bà từ rất sớm.


 

Nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk
Nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk



Cuốn sách đầu tay năm 1993 của bà là tiểu thuyết Podróz ludzi Księgi (tạm dịch: Cuộc du hành của những người tìm sách). Ở quê nhà Ba Lan, bà Olga là một tác giả có sách bán chạy, sau khi giành giải International Booker với cuốn tiểu thuyết thứ 6 Flights (Những chuyến bay), bà cũng đã nổi tiếng hơn tại Anh và các nước nói tiếng Anh khác.

Chủ nhân giải Nobel 2019 - nhà văn người Áo Peter Handke, sinh năm 1942, trong ngôi làng Griffen thuộc vùng Kärnten miền nam nước Áo.

Ông từng học luật ở ĐH Graz nhưng rồi ngưng theo đuổi việc học này vài năm sau đó khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông Die Hornissen (1966) xuất bản.

Hơn 55 năm đeo đuổi nghiệp văn chương, sau khi cho ra đời một số lượng lớn tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, ông đã trở thành một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất tại châu Âu sau Thế chiến thứ 2.

Hiện ông sống tại xã Chaville, cách trung tâm Paris khoảng 12km, thuộc vùng ngoại ô phía tây nam thủ đô nước Pháp.


 

Nhà văn Áo Peter Handke
Nhà văn Áo Peter Handke



Thông cáo của Ủy ban Nobel ca ngợi tác giả Peter Handke "vì tác phẩm có sức ảnh hưởng với sự tài hoa trong ngôn ngữ đã khám phá vùng ngoại biên và sự đặc trưng của trải nghiệm con người".

Có một điều đáng chú ý là giải Nobel trao cho ông Handke ngay lập tức gây tranh cãi. Đại sứ Kosovo tại Mỹ, bà Vlora Çitaku, gọi quyết định này là chuyện "xúc phạm, ngớ ngẩn và đáng xấu hổ".

Ông Handke gây tranh cãi vì quan điểm chính trị của ông ủng hộ cựu tổng thống Serbia, ông Slobodan Milošević. Ủy ban Nobel biết trước về những vấn đề liên quan ông Handke, họ thừa nhận "ông ấy đôi khi đã gây tranh cãi", song vẫn quyết định trao giải thưởng cho ông.

Một điều trớ trêu hơn nữa với Ủy ban Nobel khi năm 2014 chính ông Handke từng kêu gọi bãi bỏ giải Nobel văn chương, gọi đó là "sự phong thánh giả tạo" của văn chương.

Ông từng trả lời phỏng vấn báo Die Presse của Áo: "Giải Nobel rốt cuộc nên bị loại bỏ". Ông nói thêm mặc dù giải đó cũng "tạo được một khoảnh khắc quan tâm, 6 trang báo", nhưng ông không ngưỡng mộ những người được giải.




 



Dịch giả Lê Bá Thự:

Olga Tokarczuk biểu đạt mạnh mẽ tư tưởng nữ quyền


Tôi rất phấn khởi và cảm động khi biết tin nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk vừa được trao giải Nobel văn chương 2018.

Đây là một tác giả có văn phong và ngôn ngữ rất hiện đại. Điều mà tôi thán phục nhất ở bà là bà đã luôn tìm tòi, khám phá những đề tài khó viết, khó hư cấu, đi vào những câu chuyện tưởng như không có gì, đơn giản.

Các tác phẩm của bà toát lên những điểm thống nhất, đó là đậm tính nhân văn và đặc biệt là tính nữ quyền.

Truyện của bà Olga rất hay, nhưng vì đặc trưng của ngôn ngữ Ba Lan, đặc trưng của văn phong, mạch truyện của bà trong ngôn ngữ ấy khi chuyển sang tiếng Việt không dễ đến được với số đông độc giả Việt Nam.

Nói một cách khác, dịch tác phẩm của bà Olga sang tiếng Việt là chuyện khá khó nên tới nay tác phẩm của bà vẫn chưa được giới thiệu nhiều ở Việt Nam.

Tôi phải đọc và chọn lựa rất nhiều mới tìm được hai truyện ngắn của bà phù hợp với độc giả trong nước để dịch và giới thiệu.

Đó là truyện Người đàn bà xấu nhất hành tinh và Vũ nữ. Đây là hai truyện ngắn viết rất giỏi, biểu đạt mạnh mẽ tư tưởng nữ quyền, và sau khi được giới thiệu, bạn đọc Việt Nam cũng đã đón nhận nồng nhiệt.

Vào khoảng năm 2013 tôi có dịp gặp bà Olga Tokarczuk tại thành phố Krakow, cố đô ở phía nam Ba Lan, trong hội nghị những người dịch văn học Ba Lan trên toàn thế giới.

Khi biết truyện ngắn của bà đã đến với bạn đọc Việt Nam, bà tỏ ra ngạc nhiên và cảm động lắm. Bà nói bà không nghĩ tác phẩm của mình lại có thể đi xa được như vậy và rất cảm ơn tôi vì chuyện đó.

 

D.K.THOA  ghi (TTO)

 

Bìa tác phẩm duy nhất của Peter Handke tính đến nay được dịch tại Việt Nam
Bìa tác phẩm duy nhất của Peter Handke tính đến nay được dịch tại Việt Nam




Dịch giả Ngụy Hữu Tâm:

Tôi đã say mê dịch sách của Peter Handke


Tiếng Đức vốn được dân nhiều nước nói, nhưng là tiếng mẹ đẻ thì chỉ có ba nước được kể đến là Đức, Thụy Sĩ và Áo. Văn học Đức dĩ nhiên được người Việt ta biết từ lâu, văn học Áo không được như vậy, nhưng từ khi bắt đầu nghề dịch thuật với truyện cổ tích, tôi cũng đã mê không chỉ truyện Đức mà cả Áo nữa.

Và từ truyện cổ tích sang truyện ngắn và tiểu thuyết không phải là quá xa, tôi bắt đầu quan tâm tới văn học hiện đại Áo và không phải ngẫu nhiên mà lưu ý đến Peter Handke. Văn Peter Handke mượt mà, kiến thức ông sâu và rộng.

Ông chỉ hơn tôi một tuổi, lớn lên ở Berlin. Tôi có cái may lớn là lớn lên ở Dresden chỉ cách Berlin hơn 200km, nhưng rồi cũng ở Berlin cả 4 năm để làm luận án tiến sĩ nên những kỷ niệm về Berlin không xa vời, chắc với Peter Handke cũng vậy dù sau này ông về sống ở Salzburg - thành phố lớn thứ hai của Áo và là bối cảnh của câu chuyện Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình - cuốn sách đầu tiên của ông ra mắt độc giả Việt Nam.

Vậy là tôi đã giải thích được phần nào vì sao tôi chọn dịch tác phẩm của Peter Handke chứ hoàn toàn chẳng phải muốn "ăn theo" khi ông nhận giải Nobel. Mong các bạn say mê đọc Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình như tôi say mê dịch.



D.KIM THOA (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.