Trưởng thành từ môi trường quân ngũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chị Hà Thị Giang Thảo-Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai-cho biết: “Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về, Nay Chương và Nguyễn Thành Hưng đều cho thấy sự trưởng thành trong cách nghĩ, cách làm. Họ luôn hoàn thành tốt công việc được phân công và có nhiều tham mưu, đề xuất, đóng góp cho các phong trào, hoạt động chung của Đoàn”. 
1. Nhắc lại khoảng thời gian 2 năm trong quân ngũ, anh Nay Chương khẳng định: Không có trường học nào dạy nhiều hơn thế và cũng không có nơi nào mà đoàn viên, thanh niên có nhiều hoạt động đặc thù đến thế. Đây là khoảng thời gian anh có thêm cơ hội học hỏi, trải nghiệm, tích lũy và trưởng thành.
Thời gian đầu, anh làm quen với những bài học đầu tiên trong đời binh ngũ tại Tiểu đoàn Bộ binh 50 (Trung đoàn Bộ binh 991). Phát huy vai trò cán bộ Đoàn, anh nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và trở thành hạt nhân trong các phong trào tại đơn vị. Anh cũng được đơn vị tạo điều kiện để phát huy sở trường bằng việc tích cực tham gia cùng liên chi Đoàn tổ chức các sân chơi cho chiến sĩ vào ngày nghỉ, giờ nghỉ.
Với anh Chương, 6 tháng cùng Đội K52 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia) về nước là khoảng thời gian không thể nào quên.
Anh Chương kể: “Thời tiết bên đó vô cùng khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt lại thiếu thốn. Có chiến sĩ mới sang chưa lâu bị sốt rét phải quay trở về nước. Rồi có người lạ nước tay chân như… nở hoa. Quá trình tìm kiếm thông tin, triển khai quy tập, cất bốc cũng không hề dễ dàng. Không ít lần, theo sự chỉ dẫn của người dân trong vùng, anh em tìm kiếm, đào bới cả tuần cũng không có kết quả. Vì vậy, mỗi khi tìm kiếm được manh mối về hài cốt của các bác thì anh em đều rưng rưng xúc động”.
Anh Nay Chương (bìa phải) trong chuyến công tác hỗ trợ cây giống cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở xã Hà Ra (huyện Mang Yang). Ảnh: Anh Huy
Anh Nay Chương (bìa phải) trong chuyến công tác hỗ trợ cây giống cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở xã Hà Ra (huyện Mang Yang). Ảnh: Anh Huy
2. Nhập ngũ cùng đợt với anh Chương, song anh Nguyễn Thành Hưng lại được biên chế về huấn luyện tân binh tại Bộ Tham mưu Quân khu 5. Phần lớn thời gian sau đó, anh Hưng tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Tiểu đội vệ binh của Bệnh viện Quân y 13 (Cục Hậu cần, Quân khu 5) đóng ở Quy Nhơn (Bình Định).
Cũng như anh Chương, thời gian trong quân ngũ, anh Hưng đã học được rất nhiều, từ tính kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, chuẩn mực của người lính cho đến sự tận tâm, tận lực, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng chí, đồng đội là những thanh niên ưu tú đến từ nhiều địa phương cũng giúp anh Hưng học hỏi, tích lũy nhiều kiến thức, vốn sống.
Anh chia sẻ: “Bệnh viện là nơi mỗi ngày có lượng người ra vào rất đông với đủ thành phần, đối tượng nên áp lực công việc khá lớn. Chúng tôi luôn phải chuẩn mực về lễ tiết, tác phong, đồng thời nhẹ nhàng, lễ phép trong quá trình giao tiếp”.
Điều khiến anh Hưng luôn thấy tự hào, là sau những nỗ lực, cố gắng, anh đã vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. “Lúc đứng dưới cờ Tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời tuyên thệ, tôi rất xúc động. Đây là khoảnh khắc mà suốt đời tôi không thể nào quên”-anh Hưng trải lòng.
3. Hoàn thành 2 năm quân ngũ, ngày trở về, 2 anh Chương và Hưng đều băn khoăn, lo lắng về vị trí việc làm. Bởi lẽ, khi lên đường nhập ngũ, cả 2 là cán bộ hợp đồng. “Sau khi xuất ngũ, chúng tôi được bố trí làm việc trở lại ở một đơn vị trực thuộc Tỉnh Đoàn”-anh Hưng nói.
Trong đợt thi tuyển công chức, viên chức năm 2020, cả 2 đều được cộng điểm ưu tiên vì đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Kinh nghiệm thực tế, điểm số ưu tiên chính là những điểm cộng giúp họ tự tin “vượt ải” thành công.
Nhận xét về 2 cán bộ trẻ, chị Hà Thị Giang Thảo-Bí thư Tỉnh Đoàn-cho biết: “Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về, Nay Chương và Nguyễn Thành Hưng đều cho thấy sự trưởng thành trong cách nghĩ, cách làm. Họ luôn hoàn thành tốt công việc được phân công và có nhiều tham mưu, đề xuất, đóng góp cho các phong trào, hoạt động chung của Đoàn”.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.