Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tiếp nhận tài liệu của Đại tá, nhà ngoại giao Hà Văn Lâu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 26-8, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu của Đại tá, nhà ngoại giao Hà Văn Lâu (1918-2016), nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng), nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao do gia đình trao tặng.
Bà Trần Việt Hoa-Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (bên trái) tiếp nhận hiện vật từ con gái Đại tá Hà Văn Lâu. Ảnh nguồn Báo Quân đội nhân dân
Bà Trần Việt Hoa-Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (bên trái) tiếp nhận hiện vật từ con gái Đại tá Hà Văn Lâu. Ảnh nguồn Báo Quân đội nhân dân
Theo TTXVN, khối tài liệu gồm có 107 tài liệu giấy, 336 ảnh, 815 xuất bản phẩm, phản ánh cuộc đời và sự nghiệp hoạt động quân sự, ngoại giao của Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu và nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
Khối tài liệu này là tổng hợp kết quả 3 đợt tiếp nhận tại nhà riêng của Đại tá tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thừa Thiên-Huế từ đầu năm 2022.
Sự kiện hướng tới kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973-2023). 
Đây là nguồn tư liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tá Hà Văn Lâu, cũng như việc nghiên cứu lịch sử ngoại giao Việt Nam. 
Trong khối tài liệu ảnh của Đại tá Hà Văn Lâu, nổi bật là những hình ảnh đàm phán, ký kết Hiệp định Genève năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1973; ảnh về hoạt động của Đại tá cùng với các nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị và các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Việt Nam và thế giới như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng thống Mexico Luis EÊchverria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông... và bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng riêng cho Đại tá nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của Bác tại Chiến khu Việt Bắc ngày 19-5-1950.
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Trần Việt Hoa bày tỏ trân trọng những tài liệu được gia đình Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu trao tặng. Theo bà Trần Việt Hoa, khối tài liệu gồm nhiều bút tích, bản thảo quan trọng, thể hiện xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, ngoại giao; một số kỷ vật trưng bày thể hiện phần nào hoạt động của Đại sứ và Nhà nước Việt Nam. Trong số này, có những tài liệu quan trọng, chưa bao giờ được công bố, có những tài liệu tuyệt mật, tối mật liên quan đến vòng đàm phán Hiệp định Paris. 
Thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III sẽ thực hiện việc giải mật tài liệu theo đúng quy định để phát huy có hiệu quả giá trị của các tài liệu này.
Theo Báo Quân đội nhân dân, với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Đại tá Hà Văn Lâu đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý. Năm 2014, Đại tá được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève.
Đại tá, Đại sứ Hà Văn Lâu sinh năm 1918 tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông từng làm công chức tòa sứ của thực dân Pháp, sớm giác ngộ cách mạng, ông đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tham gia tích cực trên các mặt trận quân sự tại Ninh Hòa-Khánh Hòa, rồi trở về chiến đấu trên quê hương xứ Huế, cơ duyên lên Chiến khu Việt Bắc gặp Bác Hồ.
Được sự tín nhiệm cao của Đảng và Nhà nước, ông đảm nhận một số trọng trách trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa như Cục trưởng Cục Tác chiến-Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam; Chuyên viên quân sự tại Hội nghị Genève; Trưởng Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế Giám sát và Kiểm soát thi hành Hiệp định Genève và Phó Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Hội nghị Paris; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Trưởng ban Việt kiều Trung ương và Đại sứ Việt Nam tại các nước Cộng hòa Cuba, Pháp và tại Liên hợp quốc. Đại tá Hà Văn Lâu mất ngày 18-12-2016 tại TP. Hồ Chí Minh.
XUÂN PHẠM (tổng hợp từ TTXVN, qdnd.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

Nét đẹp tặng chữ đầu xuân

(GLO)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân Việt lại náo nức với những phong tục truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Trong đó, nét đẹp tặng chữ đầu xuân đã trở thành một truyền thống hiếu học của dân tộc và mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc, hạnh phúc cho năm mới.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.