Trung tá Ksor Blơm: “Điểm tựa” của người dân vùng biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Suốt gần 18 năm gắn bó với huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), Trung tá Ksor Blơm-Trưởng Công an xã Ia Pnôn luôn tận tụy với công việc, tích cực hỗ trợ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Anh đã trở thành “điểm tựa” của người dân vùng biên.

Ia Pnôn là xã biên giới với phần đông dân số là người Jrai. Trong quá khứ, nơi đây từng là địa bàn trọng điểm phức tạp về hoạt động FULRO, “Tin lành Đê ga”.

Nhiều người dân tộc thiểu số bị đối tượng xấu dụ dỗ, lừa phỉnh, lôi kéo vượt biên sang Campuchia, Thái Lan, nuôi ảo vọng đi nước thứ 3 để có cuộc sống sung sướng, “không làm cũng có ăn”.

1bg.jpg
Trung tá Ksor Blơm gặp gỡ, vận động ông Rơ Lan Ế chăm lo làm ăn phát triển kinh tế và quay về sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận. Ảnh: H.T

Giữa năm 2022, được điều động từ Đội An ninh (Công an huyện Đức Cơ) về giữ chức Trưởng Công an xã Ia Pnôn, Trung tá Ksor Blơm đã chủ động thực hiện tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo các cấp tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Đồng thời, anh cùng đồng đội ngày đêm nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các tổ công tác của Bộ đội Biên phòng xây dựng “thế trận lòng dân”, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Mới đây, chúng tôi theo chân Trung tá Blơm đến gặp ông Rơ Lan Ế (61 tuổi) ở làng Chan. Người đàn ông này từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga”, tổ chức cho người khác vượt biên và phải trả giá bằng bản án 3 năm tù.

Năm 2016, mãn hạn tù trở về địa phương, ông Ế được anh Blơm-Cán bộ Đội An ninh (Công an huyện) thường xuyên đến nhà khuyên giải, động viên, giúp đỡ nên đã tỉnh ngộ và quyết tâm làm lại cuộc đời.

Ông Ế tâm sự: “Khi trở về địa phương, mình cảm thấy có lỗi với gia đình và dân làng nên rất ngại tiếp xúc với mọi người. Anh Blơm giúp mình nhận biết cái sai để vươn lên làm lại cuộc đời.

Hiện gia đình có 6 ha điều, 4 ha cao su. Mỗi năm, gia đình tích lũy hàng trăm triệu đồng. Giờ đây, gia đình mình đã đoạn tuyệt với “Tin lành Đê ga”, quay về sinh hoạt trong điểm nhóm Tin lành Việt Nam (miền Nam)”.

Một trường hợp khác là Rơ Lan Blưng (45 tuổi, làng Ba) cũng từng tham gia đường dây tổ chức cho người khác vượt biên. Blưng bị cơ quan Công an bắt giữ và phải trả giá bằng bản án 3 năm tù. Năm 2015, Blưng chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.

“Những năm qua, gia đình tôi được anh Blơm hỗ trợ rất nhiều. Lúc khó khăn, ốm đau không biết xoay xở thế nào, tôi thường gọi điện thoại nhờ anh Blơm và các anh Công an xã giúp đỡ. Trung tá Blơm không chỉ giúp đỡ gia đình tôi mà còn với nhiều gia đình khác. Anh là ân nhân của người dân làng tôi”-anh Blưng chia sẻ.

Trung tá Blơm tâm sự: “Tôi từng có nhiều năm công tác tại Đội An ninh (Công an huyện Đức Cơ), thường xuyên tiếp xúc với bà con tại các xã biên giới. Vậy nên, khi về công tác tại Công an xã Ia Pnôn, tôi gặp nhiều thuận lợi.

Đến nay, chúng tôi đã cảm hóa, vận động, giúp đỡ hàng chục trường hợp từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga”, tham gia vượt biên quay về sinh hoạt trong tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bên cạnh đó, hầu hết những trường hợp chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương đều khó khăn về kinh tế nên tôi chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần và hướng dẫn họ hoàn thành các thủ tục vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống”.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Trưởng Công an xã, Trung tá Blơm đã chỉ đạo thành lập, duy trì các tổ công tác kết hợp thực hiện Kế hoạch số 979 của Giám đốc Công an tỉnh về tăng cường các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông gắn với phòng-chống tội phạm với công tác chuyển hóa địa bàn xã biên giới “sạch” ma túy.

Bên cạnh đó, lực lượng Công an xã đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát lưu động vào ban đêm ở các thôn, làng; gọi hỏi, răn đe số thanh-thiếu niên thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông; chủ động phối hợp với tổ công tác địa bàn của Đồn Biên phòng Ia Pnôn tiếp xúc, tranh thủ người có uy tín, chức sắc tôn giáo để tuyên truyền cá biệt đối với thanh-thiếu niên trong diện quản lý; thường xuyên trao đổi thông tin với các xã lân cận, kiểm soát địa bàn, không để các đối tượng lợi dụng khu vực biên giới hoạt động phạm tội.

0them-trung-ta-ksor-blom.jpg
Tinh thần ham học hỏi, linh hoạt, sáng tạo giúp Trung tá Ksor Blơm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Ảnh: H.T

Ông Phạm Ngọc Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pnôn-đánh giá: Thời gian qua, Trung tá Ksor Blơm luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động bám sát yêu cầu nhiệm vụ, tích cực tham mưu giúp Đảng ủy, UBND xã xây dựng các chương trình, kế hoạch trọng tâm; phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể và hệ thống chính trị ở cơ sở cùng vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Qua đó đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Đến nay, hầu hết người dân trên địa bàn xã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động tố giác tội phạm và chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

“Trung tá Blơm là người có tinh thần cầu thị, tích cực phấn đấu trong học tập, rèn luyện; linh hoạt, sáng tạo, vận dụng tối đa vốn kiến thức và am hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự cũng như phòng-chống tội phạm một cách hiệu quả.

Vậy nên, anh luôn được chính quyền cơ sở, đội ngũ già làng, người có uy tín, chức sắc tôn giáo và người dân tin tưởng, quý mến”-ông Tuấn cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

(GLO)- Không chỉ anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các ông Siu Đôm và Đinh A Nhur (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) còn có nhiều đóng góp trong quá trình tái thiết, xây dựng quê hương sau ngày giải phóng. Họ là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Thầy Vũ Văn Tùng (hàng sau, thứ 3 từ trái sang, người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng") phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của trường. Ảnh: Văn Tùng

Tủ bánh mì 0 đồng trao học bổng “Vì em hiếu học”

(GLO)- Sáng 29-4, thầy Vũ Văn Tùng-người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng" phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh vượt khó học giỏi của trường.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa dữ liệu nhiều “địa chỉ đỏ”.

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

(GLO)- “Gia Lai cho chúng em cảm giác thân thuộc như ở quê nhà. Người dân nơi đây luôn yêu thương, giúp đỡ lưu học sinh Lào. Nếu lựa chọn lại, em vẫn sẽ chọn sang đây du học”-Sidavong Sinnakhone-Sinh viên năm thứ 2 thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-vui vẻ nói.