Emagazine

E-magazine Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu trồng khoảng 10.300 ha rừng và cây phân tán. Trong đó, diện tích trồng rừng do các địa phương, đơn vị chủ rừng đăng ký triển khai thực hiện khoảng 4.696 ha (rừng tập trung khoảng 2.896 ha, trồng cây phân tán 1.800 ha); diện tích trồng rừng từ nguồn vốn kêu gọi đầu tư của các dự án trồng rừng sản xuất hơn 5.600 ha. Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh mới trồng được hơn 360 ha rừng.

Theo các địa phương, đơn vị chủ rừng, phần lớn diện tích người dân đăng ký trồng rừng là đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất. Tuy nhiên, Nhà nước chưa có cơ chế giao đất ổn định để sản xuất nên người dân không an tâm đăng ký trồng rừng. Đặc biệt, kinh phí hỗ trợ trồng rừng năm 2023 và năm 2024 chưa có dẫn đến các hộ dân đã đăng ký không có tiền mua cây giống.

Dù chỉ được giao trồng 5,3 ha rừng tập trung trong năm 2024 nhưng xã Ia Bă (huyện Ia Grai) gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động người dân thực hiện.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Bổn cho biết: Do diện tích đất trồng rừng manh mún, nhỏ lẻ, địa hình đồi dốc nên việc vận động người dân đăng ký trồng rừng rất khó. Không những vậy, cơ chế giao đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập, chưa có nguồn vốn hỗ trợ người dân trồng rừng. Ngoài ra, mưa muộn và lượng mưa ít đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ trồng rừng. Đến thời điểm này, xã chưa thể triển khai trồng rừng, nguy cơ không hoàn thành kế hoạch là rất lớn.

Ông Phạm Thành Phước-Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly (huyện Chư Păh) cũng thông tin: Năm 2024, đơn vị được giao trồng hơn 78 ha rừng thay thế và 60 ha rừng sản xuất. Đến thời điểm này, đơn vị đã tiến hành rà soát, xác định quỹ đất để triển khai trồng rừng, đồng thời tiến hành phát dọn thực bì chuẩn bị xuống giống. Tuy nhiên, đơn vị vẫn chưa được giao vốn nên không thể tiến hành trồng rừng.

Thông thường, thời vụ trồng rừng ở khu vực phía Tây tỉnh là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm; còn khu vực phía Đông và Đông Nam là từ tháng 8 đến tháng 11. Năm nay, nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn và lượng mưa ít so với nhiều năm trước nên công tác trồng rừng gặp không ít khó khăn.

Ông Lê Minh Nhân-Quản lý vườn ươm tại xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) thuộc Công ty TNHH Thái Hòa (tỉnh Kon Tum) cho biết: Hưởng ứng Chiến dịch trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đã đồng hành cùng địa phương triển khai hỗ trợ cây giống cho người dân tiến hành phủ xanh đồi trọc nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2023, Công ty hỗ trợ 52 ngàn cây keo và thông 3 lá cho người dân xã Ia Khươl trồng rừng, còn năm nay đã hỗ trợ trên 3.000 cây keo.

Clip: Ông Lê Minh Nhân-Quản lý vườn ươm tại xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) thuộc Công ty TNHH Thái Hòa (tỉnh Kon Tum) chia sẻ về việc gìn giữ rừng. Thực hiện: Quang Tấn

Năm 2023, xã Ia Khươl đã vận động người dân chuyển diện tích mì không hiệu quả sang trồng 30 ha rừng. Năm 2024, xã cũng tích cực huy động nguồn xã hội hóa nhằm hỗ trợ cây giống cho người dân trồng rừng. Tuy nhiên, thời tiết nắng hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn và lượng mưa ít nên công tác trồng rừng của xã này gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Ny-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh: Trong năm 2023 và 2024, các hộ tham gia trồng rừng phải tự túc về kinh phí đầu tư, không còn sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, việc tuyên truyền, vận động người dân chuyển sang trồng rừng rất nan giải vì đa số các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

Mặt khác, phần lớn diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là đất rẫy của người dân tộc thiểu số đang canh tác nông nghiệp nhưng chưa thực hiện giao đất, thuê đất nên khó vận động người dân chuyển sang trồng rừng và được hưởng các chính sách hỗ trợ trồng rừng theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20-9-2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Đặc biệt, nguồn vốn phân bổ cho các ban quản lý rừng phòng hộ trồng rừng năm 2024 khá chậm. Cùng với đó, các doanh nghiệp trồng rừng trên địa bàn huyện vẫn chưa được phê duyệt dự án, chưa được giao đất trong khi đã bước vào cao điểm mùa mưa, mùa trồng rừng.

Cũng theo ông Nghĩa, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng sản xuất, trồng rừng mới gắn với sinh kế bảo vệ môi trường. Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và các đơn vị liên quan nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, tiến hành phân bổ vốn để các ban quản lý rừng phòng hộ triển khai trồng rừng thay thế từ nguồn kinh phí Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Trung ương.

Cùng với đó, tiếp tục hỗ trợ người dân trồng rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp trên địa bàn rà soát quỹ đất liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp triển khai trồng rừng sản xuất. Rà soát diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm để thu hồi, kêu gọi đầu tư trồng rừng kết hợp giải quyết sinh kế cho người dân.

Ngoài ra, Sở tập trung đẩy mạnh xã hội hóa để triển khai các dự án trồng cây đường phố, cây phân tán trong khuôn viên các đơn vị, doanh nghiệp… Đặc biệt, Sở phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đo đạc và cấp quyền sử dụng đất trong giao đất, giao rừng cho cộng đồng và các chủ rừng.

Có thể bạn quan tâm

9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

70 năm chiến thắng Đak Pơ

E-magazine70 năm chiến thắng Đak Pơ

(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/06/1954-24/06/2024) hào hùng, oanh liệt, Báo Gia Lai điện tử điểm lại một số thông tin quan trọng đã trở thành một phần ký ức không thể nào quên của biết bao thế hệ anh hùng dân tộc Việt Nam.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Những người giữ rừng vùng biên

E-magazineNhững người giữ rừng vùng biên

(GLO)- Với số tiền 6 triệu đồng/tháng và không có thêm bất kỳ chế độ đãi ngộ nào khác nhưng những người dân hợp đồng với UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) bảo vệ rừng vẫn đang ngày đêm bám chốt nơi cánh rừng vùng biên.

Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

E-magazineƯu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số

(GLO)- Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Gia Lai đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng số. Chương trình này nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số.

Cho đi là còn mãi

E-magazineCho đi là còn mãi

(GLO)- Hơn 10 năm qua, chị Nguyễn Thị Hội (SN 1990, thôn Lũh Yố, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) đã trực tiếp đóng góp và vận động các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm khắp mọi nơi hỗ trợ nguồn lực để giúp các mảnh đời khốn khó trong, ngoài huyện.