Emagazine

E-magazine Sinh kế từ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nghị quyết số 06-NQ/TU đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,75%, trồng mới 40.000 ha rừng; đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 49,2%, tiếp tục trồng mới và trồng rừng luân canh 40.000 ha. Trên cơ sở nghị quyết này, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng được hơn 16.721 ha rừng. Cùng với tổ chức trồng rừng, việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đã có nhiều chuyển biến, góp phần khuyến khích hộ nghèo người dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện sinh kế, giảm áp lực lên rừng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang khẳng định: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là 1 trong 4 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ IX (nhiệm kỳ 2020-2025). Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cũng đặt ra mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp đến năm 2025 đạt 515 tỷ đồng, đến năm 2030 tăng gấp 1,25 lần so với năm 2025; phát triển trồng dược liệu dưới tán rừng đạt 7.850 ha; nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 70,13% năm 2020 lên 70,5% vào cuối năm 2025 và đến năm 2030 đạt trên 71%. “Để thực hiện mục tiêu này, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch trồng 1.000 ha rừng tập trung và cây phân tán từ nay đến năm 2025; đồng thời, tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực trồng rừng ở những khu vực đất bạc màu, độ dốc cao, góp phần tăng độ che phủ rừng”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang cho biết.

Tại làng Blà (xã Đak Song, huyện Kông Chro), gia đình ông Đinh Văn Toech là một trong những hộ có thu nhập ổn định nhờ trồng rừng. Trước đây, gia đình ông chủ yếu sống dựa vào việc trồng mì, bắp nhưng do đất bạc màu, địa hình lại nhiều đồi dốc nên hiệu quả kinh tế không cao. Giữa năm 2016, ông Toech đầu tư trồng hơn 1 ha keo lai rồi dần dần mở rộng dần lên đến 9 ha. Đầu năm 2023, ông bán 2 ha keo trồng từ năm 2016-2017 được hơn 80 triệu đồng. Ông Toech dự tính: Năm 2024, ông sẽ thu hoạch xoay vòng diện tích rừng còn lại. Với kiểu thu hoạch cuốn chiếu này, gia đình ông luôn có thu nhập ổn định.

Ông Huỳnh Văn Cư-Chủ tịch UBND xã Đak Song-khẳng định: Xã có 4 làng đồng bào Bahnar với 480 hộ dân thì có đến 80% tham gia trồng rừng. Từ năm 2017 đến nay, xã được ngân sách hỗ trợ trồng gần 1.300 ha rừng sản xuất theo Dự án hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2017-2020 (Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và Dự án bảo vệ và phát triển rừng (Quyết định số 496/QĐ-UBND của UBND tỉnh). Đáng chú ý, nhiều hộ đầu tư trồng rừng với diện tích lớn như: ông Đinh Gui trồng 17 ha; Đinh Ương, Đinh Roch trồng 10 ha; Đinh Dôm, Đinh Vố trồng 7 ha… Bình quân 1 ha keo cho thu nhập 40-45 triệu đồng sau 5 năm. Chủ tịch UBND xã Đak Song nhấn mạnh: “Người dân đã dần thấy được hiệu quả nên tích cực đăng ký tham gia trồng rừng, tích lũy thu nhập lâu dài và xem đây là giải pháp để có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo”.

Trao đổi về công tác trồng rừng trên địa bàn, ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-thông tin: Từ năm 2017 đến 2022, toàn huyện đã trồng hơn 6.707 ha rừng với tổng kinh phí trên 23,7 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ người dân trồng và chăm sóc rừng trồng hơn 15,3 tỷ đồng. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, địa phương tiếp tục vận động người dân đăng ký trồng hơn 2.000 ha rừng, đồng thời tiếp tục vận động, khuyến khích bà con trồng rừng gỗ lớn để nâng cao giá trị cũng như thu nhập. “Huyện đã chủ động làm việc với các sở, ngành của tỉnh nhằm kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ băm dăm. Nếu có nhà máy chế biến hỗ trợ thu mua tại chỗ thì người dân tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thu nhập sẽ tăng thêm và sinh kế bền vững hơn từ trồng rừng sản xuất”-ông Ẩn khẳng định.

Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, giai đoạn 2017-2022, tỉnh đã triển khai khoán quản lý, bảo vệ hơn 720,3 ngàn ha rừng với hơn 50 ngàn lượt hộ tham gia nhận khoán. Việc giao khoán đã giúp cho công tác quản lý, bảo vệ rừng của các địa phương, đơn vị chủ rừng được tốt hơn, hạn chế tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm rẫy và những tác động khác có hại đến tài nguyên rừng. Mặt khác, công tác giao khoán còn giúp tăng thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ và phòng cháy rừng.

Cũng trong giai đoạn này, tỉnh chú trọng huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng, nhất là việc triển khai có hiệu quả chính sách bảo vệ, phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2022 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang cho rằng: Việc giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng sinh sống gần rừng không những giúp họ nâng cao nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ rừng mà còn cải thiện thu nhập. Huyện Kbang có hơn 130.000 ha đất lâm nghiệp. Hiện có 36.000 ha rừng được giao khoán quản lý, bảo vệ cho cộng đồng, các nhóm hộ với mức chi trả bình quân 400 ngàn đồng/ha/năm. Mặc dù là địa phương có đến 70% diện tích rừng, tiềm năng lớn về phát triển du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái nhưng đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Đáng chú ý là các xã trong khu vực vùng lõi như: Đak Rong, Krong và Kon Pne có tỷ lệ hộ nghèo rất cao, từ 32% đến 47%. Do vậy, huyện phấn đấu 100% diện tích rừng do UBND xã đang quản lý được giao cho cộng đồng, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân nhận khoán quản lý, bảo vệ.

Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang nêu giải pháp: “Huyện rất mong các sở, ngành quan tâm nâng diện tích và mức khoán cho người dân. Đặc biệt là thông qua các mô hình, dự án cụ thể để khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các chuỗi giá trị nông nghiệp, sản xuất dưới tán rừng và du lịch sinh thái, cũng như hỗ trợ sinh kế từ rừng cho cộng đồng địa phương. Đồng thời, huyện cũng đang thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng; khuyến khích cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào hoạt động du lịch… để tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân”.

Huyện Krông Pa cũng có diện tích rừng tương đối lớn. Tổng diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp của huyện là 102.462 ha, trong đó có 75.698 ha rừng với độ che phủ đạt 50,39%. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, từ năm 2021, huyện đã triển khai giao đất, giao rừng cho 440 hộ dân của xã Ia Hdreh với diện tích 995,7 ha và 432 hộ dân xã Uar với diện tích 478,2 ha. Năm 2022, huyện tiếp tục triển khai giao đất, giao rừng cho 87 hộ dân ở xã Đất Bằng với diện tích 1.318,5 ha và 6 hộ dân ở xã Chư Drăng với diện tích 172,7 ha. Ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho rằng: Việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư là chủ trương lớn, đúng đắn của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng.

Từ năm 2021, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch giao 15.650 ha rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư ở các huyện: Chư Pưh, Đak Đoa, Mang Yang, Kông Chro, Chư Prông và Krông Pa để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng giúp người dân có thêm thu nhập từ rừng nhằm ổn định cuộc sống. Cùng với đó, trong 2 năm (2022-2023), UBND tỉnh cũng phê duyệt kế hoạch giao rừng của các địa phương, mỗi năm gần 7.000 ha.

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo cocktail rượu cần Tây Nguyên

E-magazineĐộc đáo cocktail rượu cần Tây Nguyên

(GLO)- Sau cuộc thăng hoa của thổ cẩm tại chương trình “Gia Lai ơi”, một giá trị bản địa khác của Tây Nguyên là rượu cần sẽ tiếp tục được quảng bá rộng rãi thông qua phương thức tiếp cận rất gần gũi, nhất là với giới trẻ. Đó là “hóa thân” thành cocktail-loại thức uống mang đầy cảm hứng sáng tạo.

Trở về con đường sáng

E-magazineTrở về con đường sáng

(GLO)-

Từ khi mô hình “Trở về đức tin, giữ bình yên thôn, làng” được triển khai, nhiều người dân ở huyện Phú Thiện đã vượt qua mặc cảm lỗi lầm, hòa nhập với cộng đồng và sống “tốt đời, đẹp đạo”.

“From farm to cup”: Khẳng định giá trị cà phê

E-magazine“From farm to cup”: Khẳng định giá trị cà phê

(GLO)-Sự kiện trải nghiệm cà phê chất lượng cao Gia Lai đã trở thành điểm sáng kết nối hệ sinh thái ngành cà phê “from farm to cup” (từ nông trại tới ly cà phê). Sự kiện này mang đến một không gian mở với hoạt động thuần túy trải nghiệm, thưởng thức và tìm hiểu về vùng nguyên liệu cà phê Gia Lai.
Di sản văn hóa và du lịch tỉnh Gia Lai

E-magazineDi sản văn hóa và du lịch tỉnh Gia Lai

(GLO)- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Gia Lai có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và với các nước trong khu vực, đặc biệt là Campuchia và Lào.

Tình thầy như biển rộng

E-magazineTình thầy như biển rộng

(GLO)- Thương học trò học tập, vui chơi dưới những ngôi trường thiếu thốn về cơ sở vật chất, thầy Phan Công Đương-Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) đã lặn lội nhiều nơi để vận động các nguồn tài trợ. Trong hành trình ấy có bao phen hờn tủi bởi chưa nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ của nhà hảo tâm và cả đồng nghiệp dành cho thầy. Nhưng thành quả của sự cống hiến thầm lặng ấy lại vô cùng ngọt ngào. Mạnh Thường Quân trong cả nước đã tài trợ gần 3 tỷ đồng để đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, mua sắm trang-thiết bị phục vụ việc dạy và học tại Trường THCS Lê Quý Đôn và Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện).

Kể chuyện bằng thổ cẩm

E-magazineKể chuyện bằng thổ cẩm

(GLO)-

Nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh ví thổ cẩm như một đường tơ nối dài từ sơ khai đến hiện đại, từ quá khứ đến tương lai, mang đậm tính văn hóa và tinh thần dân tộc. Vì vậy, chương trình nghệ thuật thời trang “Gia Lai ơi” diễn ra vào tối mai (28-10) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) không chỉ là một cuộc trình diễn thời trang lấy cảm hứng từ giá trị vượt thời gian của thổ cẩm mà còn là không gian để tôn vinh những giá trị mà cộng đồng các dân tộc thiểu số đã sáng tạo cho cuộc sống bằng lao động và trái tim dũng cảm.

Hai người mẹ đặc biệt của Siu Nếp

E-magazineHai người mẹ đặc biệt của Siu Nếp

(GLO)- Từ ngày có sự hiện diện của 2 người mẹ đặc biệt, ngôi nhà nhỏ nằm phía cuối làng Blut Griêng (xã Al Bá, huyện Chư Sê) của em Siu Nếp trở nên ấm áp, luôn rộn rã tiếng nói cười. Có mẹ, những tháng ngày buồn bã dần qua, trái tim bé bỏng của Nếp đã được sưởi ấm. Dẫu chẳng phải rứt ruột sinh ra, nhưng các mẹ đã chăm lo cho em bằng tất cả tình mẫu tử dành cho đứa con thơ chịu nỗi thiệt thòi.

“Những bông hoa tháng 10”

E-magazine“Những bông hoa tháng 10”

(GLO)-

Không chỉ là người “giữ lửa” cho gia đình, những người phụ nữ nhỏ bé với nhiều câu chuyện đời, chuyện nghề của mình như những bông hoa làm đẹp cho cuộc sống.

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

E-magazineChuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo: Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

(GLO)-

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện Kế hoạch “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai”, việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD-ĐT đã có những chuyển biến tích cực. Không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hoạt động này còn thúc đẩy quá trình đổi mới, sáng tạo trong trường học.

Trung thu gắn kết yêu thương

E-magazineTrung thu gắn kết yêu thương

(GLO)- Những ngày trước Tết Trung thu, từ thành thị đến nông thôn, hòa cùng tiếng trống rộn rã và màn múa lân sôi động, trẻ em được phá cỗ, rước đèn ông sao, nhận nhiều phần quà ý nghĩa. Nguồn động viên, chia sẻ kịp thời của các cấp, các ngành và toàn xã hội đã mang đến một mùa Trung thu ấm áp yêu thương cho thiếu nhi trong tỉnh.

Những “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ cuối: Nâng tầm kiến trúc đô thị

E-magazineNhững “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ cuối: Nâng tầm kiến trúc đô thị

(GLO)- 

Không chỉ là không gian công cộng đơn thuần, công viên, hoa viên còn thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử của một đô thị, là điểm nhấn thu hút du khách. Pleiku đang hướng đến mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” nên việc quy hoạch, đầu tư cho hệ thống công viên, hoa viên là cần thiết.

Những “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ 1: Hệ thống công viên, hoa viên ngày càng hoàn thiện

E-magazineNhững “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ 1: Hệ thống công viên, hoa viên ngày càng hoàn thiện

(GLO)- Công viên, hoa viên là nơi giải trí, thư giãn của người dân cũng như tạo không gian kiến trúc cho đô thị. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống công viên, hoa viên tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vẫn chưa thực sự xứng tầm đô thị loại I. Để đạt được mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, hướng tới mỗi xã, phường có ít nhất 1 công viên, hoa viên hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật và chức năng, thành phố cần làm tốt công tác quy hoạch ngay từ đầu và huy động các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này.
“Khát” nhân lực du lịch Kỳ cuối: Giải pháp nào?

E-magazine“Khát” nhân lực du lịch Kỳ cuối: Giải pháp nào?

(GLO)- Với tốc độ phát triển như hiện nay, ngành du lịch Gia Lai bắt buộc phải giải bài toán về nguồn nhân lực. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực theo kịp với nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh là “chìa khóa vàng” để mở cửa kho báu tài nguyên du lịch. Vậy, đâu là giải pháp?