Triển lãm "Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam" tại Festival

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 29-11, tại sân Bảo tàng tỉnh Gia Lai (TP. Pleiku), Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” do Trung tâm Triển  lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức chính thức diễn ra.

Tham gia trưng bày và biểu diễn nhạc cụ dân tộc tại triển lãm có: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch các tỉnh: Điện Biên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Đak Lak, Đak Nông, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, An Giang; Trường Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch TP. Hải Phòng, Câu lạc bộ khiêu vũ Thăng Long; các nghệ sĩ, nghệ nhân…

 Chương trình giao lưu với nghệ sĩ diễn ra trong suốt thời gian diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018. Ảnh: Phương Linh
Chương trình giao lưu với nghệ sĩ diễn ra trong suốt thời gian diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018. Ảnh: Phương Linh



Triển lãm được chia thành 2 khu vực: Khu vực triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam” và khu vực diễn ra chương trình giao lưu, trình diễn dân ca, dân vũ. Khu vực triển lãm trưng bày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nhạc cụ của các loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới; nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, các địa phương tham gia triển lãm cũng có gian hàng riêng để giới thiệu các nhạc cụ dân tộc đặc trưng của tỉnh mình.

Trong khuôn khổ triển lãm, du khách cũng được thưởng thức, giao lưu cùng với nghệ nhân các tỉnh, thành qua các tiết mục dân ca, dân vũ, trình diễn nhạc cụ truyền thống; hòa tấu, độc tấu, đơn ca, song ca, tốp ca, múa đơn, múa đôi..., tuồng, chèo, cải lương, các trích đoạn hoặc tiểu phẩm sân khấu truyền thống.

Các nghệ nhân tỉnh Tiền Giang tham gia biểu diễn tại Triển lãm nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam. Ảnh: Phương Linh
Các nghệ nhân tỉnh Tiền Giang tham gia biểu diễn tại Triển lãm nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam. Ảnh: Phương Linh



Triển lãm nhằm giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về sự phong phú, đa dạng và độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam; tôn vinh nét văn hoá đặc sắc, động viên khích lệ nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống, sáng tạo những giá trị văn hóa mới của đồng bào các dân tộc trong lĩnh vực âm nhạc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.

Phương Linh

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai, tối 30-11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đến dự và phát biểu khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Báo Gia Lai Điện tử trích đăng bài phát biểu quan trọng này.
Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

Tôn vinh, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng

(GLO)- Lời Tòa soạn: Chỉ còn vài ngày nữa, Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ diễn ra tại TP. Pleiku. Festival lần này sẽ mang thông điệp đầy ý nghĩa về hành trình kết nối, tôn vinh di sản của “Không gian văn hóa cồng chiêng“. Trước thềm lễ hội, P.V Báo Gia Lai Điện tử đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.