Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính phủ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2-2023. Trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, thúc đẩy xuất khẩu hướng đến duy trì cán cân thương mại hài hòa, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương lưu ý: Theo dõi sát diễn biến của thị trường thế giới, chủ động nắm bắt các điều chỉnh chính sách thương mại của các đối tác để tham mưu, đề xuất các khung khổ hợp tác, các giải pháp phát triển thị trường truyền thống và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030 và Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030.

Cạnh đó, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA mới, các khuôn khổ hợp tác về kinh tế số, thương mại điện tử với các đối tác có tiềm năng; đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng, thúc đẩy xuất khẩu. Chú trọng khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng và đang phục hồi tốt.

Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và hệ thống thương vụ để cung cấp thông tin, nhu cầu thị trường, tư vấn chính sách, quy định cho doanh nghiệp, tạo ra một kênh trao đổi thông tin nhanh, chất lượng và hiệu quả. Định hướng xúc tiến xuất khẩu theo hướng xanh, bền vững, đáp ứng và thích nghi với xu hướng, yêu cầu mới của thị trường. Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc, nhất là đối với mặt hàng nông sản, thủy sản thời vụ; thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu.

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu nâng cao nhận thức về các hướng tiếp cận mới với kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thay đổi dần tư duy sản xuất, khuyến khích áp dụng công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng tiêu chuẩn và quy định ngày càng cao của các nước phát triển.

Đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình, đề án về phát triển thương mại trong nước; thực hiện hiệu quả, thực chất cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức thực hiện có hiệu quả, đổi mới phương thức, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, các sáng kiến kết nối cung cầu hàng hóa và thực hiện tốt các chương trình bình ổn thị trường; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường để điều hành phù hợp, bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong mọi tình huống. Củng cố, phát triển các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước; chủ động tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu; có giải pháp giảm chi phí dịch vụ logistics để tạo thuận lợi thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chú trọng đầu tư, hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi để đẩy mạnh đưa hàng Việt Nam về nông thôn; kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại.

Tăng cường cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh minh họa
Tăng cường cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả Chương trình thương hiệu quốc gia; xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu ngành hàng nhằm nâng cao giá trị, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, địa phương, người tiêu dùng. Tăng cường cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; chủ động, kịp thời phối hợp, hướng dẫn để ứng phó có hiệu quả với các vụ kiện.

Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với những hành vi buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam phát triển.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20-3-2023.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.