Trăn trở nguồn nước sạch cho vùng ven đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường là nền tảng cơ bản cho một cuộc sống khỏe mạnh. Đó cũng là mục tiêu mà nhóm giảng viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai hướng đến khi bắt tay nghiên cứu hiện trạng, tìm kiếm giải pháp cải thiện nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cho khu vực ven đô Pleiku.

Dự báo nguy cơ và rủi ro

Là một người con của phố núi Pleiku, lại có chuyên môn sâu về lĩnh vực quản lý môi trường và phát triển đô thị bền vững nên anh Nguyễn Tuấn Anh-giảng viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai luôn muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan ở nơi mình đang sống. Từ năm 2020 đến 2022, anh cùng 5 đồng nghiệp quyết định dành thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở khu vực ven đô thị Pleiku”.

Nhóm nghiên cứu khảo sát thực trạng tại hộ gia đình. Ảnh nhân vật cung cấp.

Nhóm nghiên cứu khảo sát thực trạng tại hộ gia đình. nh nhân vật cung cấp.

Giảng viên Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ: Người dân sinh sống ở vùng ven đô thị là đối tượng dễ bị tổn thương liên quan đến nguồn nước sinh hoạt. Bởi lẽ, hiện nay, hệ thống cấp nước của thành phố chưa hoàn thiện để bao phủ được khu vực này. Người dân chủ yếu sử dụng nước ngầm, nước giọt hay thậm chí là nước mưa cho sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể, trình độ dân trí ở vùng ven đô, nhất là người dân tộc thiểu số còn hạn chế. Họ chưa có thói quen ăn chín uống chín trong khi điều kiện vệ sinh môi trường cũng như cơ sở hạ tầng về cấp-thoát nước, chất thải ở đây vẫn chưa đảm bảo. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá hiện trạng nước cấp và rủi ro sinh học tại vùng ven đô để xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp cải thiện; qua đó, góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe cho cư dân ở khu vực này.

Nhóm nghiên cứu đã chọn 6 thôn, làng thuộc 3 xã vùng ven Pleiku gồm: Chư Á, Biển Hồ và Ia Kênh để tiến hành đánh giá hiện trạng thông qua phiếu câu hỏi phỏng vấn trực tiếp gần 170 hộ dân bất kỳ. Trong đó, tập trung vào việc khảo sát các nguồn nước, việc sử dụng nước sinh hoạt, mức độ tiếp cận và lượng nước sử dụng; khảo sát các công trình, thiết bị vệ sinh có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; tình hình thu gom, xử lý và tái sử dụng nước thải, chất thải sinh hoạt và nông nghiệp… Ngoài ra, nhóm còn lấy mẫu nước ở các khu vực khác nhau gửi về Trung tâm Công nghệ và Quản lý tài nguyên-môi trường (Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh) để phân tích, định lượng các chỉ số vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn E.coli và Coliform) nhằm xem xét rủi ro về sức khỏe và vệ sinh môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Anh Trần Nguyễn Lâm Khương-giảng viên môn Quản lý tài nguyên nước Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm tại Gia Lai, thành viên nhóm nghiên cứu-thông tin thêm: Qua khảo sát gần 170 hộ gia đình tại 3 xã thuộc vùng ven đô thị Pleiku, có 93,9% số hộ sử dụng giếng đào và 6,1% hộ sử dụng giếng khoan. Ở khu vực này, người dân chủ yếu canh tác nông nghiệp quanh khu vực sinh sống. Chính việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt cộng với chất thải từ chăn nuôi và trong sinh hoạt hàng ngày của người dân có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, ô nhiễm mạch nước ngầm nông. Trong khi đó, theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ bệnh tật sinh ra bởi nguồn nước ô nhiễm, kém chất lượng chiếm đến 80%. Chưa kể, qua phân tích các mẫu nước thu thập từ các xã, 1 điểm lấy mẫu ở Ia Kênh có hàm lượng vi khuẩn Coliform vượt quá quy chuẩn nước sinh hoạt. Đây là thủ phạm gây nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa.

Hướng đến “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và rủi ro, nhóm tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp để cải thiện nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tại khu vực ven đô Pleiku, hướng đến xây dựng thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Theo giảng viên Nguyễn Tuấn Anh, kết quả kiểm định cho thấy chất lượng mẫu nước sinh hoạt tại vùng ven đô thị Pleiku tương đối đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá trình cấp nước có nhiều mối nguy có thể tác động đến chất lượng nước, đặc biệt là các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt xung quanh khu vực nguồn nước. Vì thế, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các mối nguy và cấp độ rủi ro ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường quanh khu vực nguồn nước; thiết lập rào chắn, tránh tình trạng chất thải đi vào nguồn nước và đảm bảo khoảng cách nhà vệ sinh hợp lý để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra, hoạt động tập huấn định kỳ về cách thức vệ sinh môi trường, sử dụng nước an toàn, hợp vệ sinh… gắn với kiểm tra sửa chữa đường ống, thiết bị dẫn nước, dụng cụ lưu trữ nước và bảo vệ hệ thống cấp nước sinh hoạt cũng cần được chú trọng để ngăn ngừa các mối nguy tiềm tàng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư.

Người dân vùng ven đô Pleiku chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng đào. Ảnh: Mộc Trà

Người dân vùng ven đô Pleiku chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng đào. Ảnh: Mộc Trà

“Từ năm 2015 đến nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các chương trình ý nghĩa về cấp nước an toàn cho cộng đồng dân cư nhỏ. Trong đó, hỗ trợ đầu tư hệ thống cấp nước và xử lý nguồn nước sạch đến tận hộ gia đình gắn với cung cấp sổ tay, trực tiếp hướng dẫn cho người dân các giải pháp bảo vệ nguồn nước và kỹ năng sử dụng nước sạch, an toàn. Tôi nghĩ, TP. Pleiku cũng nên suy nghĩ đến những cơ chế, chính sách tương tự như vậy; trước mắt là tiếp tục quan tâm đầu tư mở rộng mạng lưới cấp-thoát nước để vươn tới bao phủ những khu vực ven đô”-anh Tuấn Anh đề xuất.

Cùng quan điểm, anh Khương cho hay: Chúng tôi mong muốn chính quyền các cấp và ngành chức năng của thành phố có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng cung cấp nước và vệ sinh môi trường ở vùng ven đô; từ đó, tập trung giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư ở khu vực này. Chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ trên hành trình chung tay xây dựng Pleiku trở thành thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, văn minh, hiện đại và thân thiện với môi trường.

Giảng viên Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết: Sắp tới, anh cùng cộng sự sẽ tiếp tục triển khai thêm một số mô hình nghiên cứu liên quan đến phát triển đô thị bền vững ở Pleiku, trong đó tập trung vào vấn đề xử lý nước thải đô thị hay đánh giá về sự mở rộng đô thị (theo quy hoạch và không theo quy hoạch).

Có thể bạn quan tâm

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

(GLO)- Thu hút các dự án đầu tư chất lượng, có cam kết bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các mô hình “kinh tế xanh”, tích cực đồng hành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… là những hoạt động mà chính quyền TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực triển khai nhằm hướng tới mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các xã vùng ven nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân. Tuy nhiên, một số chợ đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường khi chưa kịp thời thu gom rác thải.
Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

(GLO)- Người dân Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn luôn tự hào khi làng có 2 già làng là ông Hmrik (SN 1948) và ông R'Cơm Hmyơk (SN 1954). Với dân làng, 2 ông là “thủ lĩnh tinh thần” của cộng đồng vì có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

(GLO)- Hướng đến mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, bên cạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, xây dựng không gian xanh trong lòng đô thị, Pleiku đã và đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch. Không những nâng cao giá trị kinh tế, sản xuất nông nghiệp sạch còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người dân.

Tuổi trẻ Pleiku chung tay phủ xanh đất trống, đồi trọc

Tuổi trẻ Pleiku chung tay phủ xanh đất trống, đồi trọc

(GLO)- Những khu đất trống, đồi trọc ở TP. Pleiku đang dần phủ màu xanh ngút ngàn của keo lai, bằng lăng, thông… Có được kết quả này là nhờ sự chung tay của thế hệ trẻ trong phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc, góp phần xây dựng “Pleiku-Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Học sinh Pleiku sáng tạo quà lưu niệm phục vụ du khách

Học sinh Pleiku sáng tạo quà lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nhiều món quà lưu niệm gắn với đặc trưng văn hóa của dân tộc Jrai, Bahnar đã được các em học sinh tạo ra nhằm góp phần thúc đẩy du lịch phố núi Pleiku phát triển. Không chỉ thân thiện với môi trường, những sản phẩm này còn được du khách yêu thích bởi tính thẩm mỹ và ứng dụng cao.
Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Đống Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã vận động hội viên, phụ nữ tham gia Câu lạc bộ (CLB) phân loại rác thải tại các tổ dân phố, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh, xanh-sạch-đẹp.
Lan tỏa phong trào xây dựng “trường học xanh”

Lan tỏa phong trào xây dựng “trường học xanh”

(GLO)- Trong không gian trường học, cây xanh giúp điều hòa khí hậu, tạo bóng mát để học sinh có những hoạt động trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên. Chính vì vậy, nhiều trường học ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) chú trọng xây dựng và gìn giữ hệ thống cây xanh nhằm tạo nên môi trường xanh-sạch-đẹp.
Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 2 chợ triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 là chợ Phù Đổng và chợ Thắng Lợi. Qua một thời gian triển khai, 2 chợ này đã phát huy hiệu quả, hàng thực phẩm được các hộ kinh doanh lựa chọn và liên kết với các cơ sở sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP.
Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

(GLO)- Với anh Bùi Hồng Hải (03 Kpă Klơng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), việc thường xuyên đạp xe, trong đó có chuyến đi cả ngàn cây số không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần truyền cảm hứng để mọi người ủng hộ giao thông “không khói”, chung tay để Pleiku sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Để Pleiku thêm xanh

Để Pleiku thêm xanh

(GLO)- Những năm gần đây, chính quyền tỉnh cũng như TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) nỗ lực để xây dựng Pleiku trở thành “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” với những mục tiêu như: quy hoạch phát triển không gian TP. Pleiku và vùng phụ cận đặt trong mối quan hệ không gian vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Tây Nguyên, vùng Tây Nguyên, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

“Di sản sống” của đô thị Pleiku

E-magazine“Di sản sống” của đô thị Pleiku

(GLO)- Chùa An Thạnh nằm ở ngoại ô Pleiku, 4 mùa đón gió từ đồng xanh An Phú. Từ xa đã thấy bóng ngọn cây tùng vươn lên giữa trời xanh mây trắng. Và trong gió, tiếng chuông chùa vang ngân giữa không gian im vắng của đồng quê, cảm giác như đang trở về dưới mái hiên nhà.

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) được khánh thành ngày 9-12-2012, là một trong những công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Gia Lai. Quảng trường không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội lớn mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không gian thư giãn của Nhân dân và du khách thập phương.