Học sinh Pleiku sáng tạo quà lưu niệm phục vụ du khách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhiều món quà lưu niệm gắn với đặc trưng văn hóa của dân tộc Jrai, Bahnar đã được các em học sinh tạo ra nhằm góp phần thúc đẩy du lịch phố núi Pleiku phát triển. Không chỉ thân thiện với môi trường, những sản phẩm này còn được du khách yêu thích bởi tính thẩm mỹ và ứng dụng cao.

Tại một góc nhỏ trong thư viện của Trường THPT Pleiku, 2 nữ sinh Nguyễn Bảo Trân (lớp 11A9) và Lê Dương Bảo Vy (lớp 11A8) hồ hởi giới thiệu về những món quà lưu niệm xinh xắn do chính các em làm. Đó là bộ bình giữ nhiệt, ly uống nước được làm từ ống tre đã qua xử lý, có in khắc logo du lịch Gia Lai cùng hình ảnh nhà rông; là chiếc túi cói, mũ cói thô đã được sơn vẽ tỉ mỉ họa tiết thổ cẩm hay cành hoa dã quỳ bung nở sắc vàng; là đôi dép, dây đeo bảng tên bằng vải thổ cẩm bắt mắt và cả những chiếc túi tò te, túi đựng điện thoại được may bằng vải bố có điểm xuyết một vài chi tiết trang trí bằng thổ cẩm.

Hai em Nguyễn Bảo Trân (bìa phải) và Lê Dương Bảo Vy bên những sản phẩm lưu niệm của nhóm sáng tạo ra. Ảnh: Mộc Trà

Hai em Nguyễn Bảo Trân (bìa phải) và Lê Dương Bảo Vy bên những sản phẩm lưu niệm của nhóm sáng tạo ra. Ảnh: Mộc Trà

Em Nguyễn Bảo Trân cho hay: “Cách đây 1 năm, chúng em đón một người bạn ở Hà Nội đến TP. Pleiku tham quan, du lịch. Lúc bạn trở về, em muốn tặng cho bạn một món quà kỷ niệm vừa mang đặc trưng của Phố núi vừa có tính ứng dụng cao để dùng hàng ngày. Tuy nhiên, dạo một vòng các cơ sở bán đồ lưu niệm, nhà sách trên địa bàn thành phố, chúng em vẫn không tìm được món quà ưng ý. Lúc đó, chúng em mới nảy ra ý định sẽ tự tay làm một chiếc túi tò te để tặng và bạn rất thích khi đón nhận”.

Từ cơ duyên ban đầu này, Trân và Vy bàn bạc, thông qua sự góp ý, hỗ trợ của thầy-cô giáo, bạn bè để bắt tay sản xuất thử nghiệm các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa của dân tộc Jrai, Bahnar phục vụ khách du lịch nhằm chung tay thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của địa phương phát triển. Bởi theo 2 em, khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động du lịch ở phố núi Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung đã có nhiều khởi sắc, thu hút đông đảo du khách gần xa. Nhu cầu mua sắm quà lưu niệm vì thế cũng tăng lên.

Để hiện thực hóa ý tưởng, Trân và Vy bắt tay hợp tác với 2 học sinh lớp 9 ở TP. Pleiku là Chu Gia Bảo Thư (Trường THCS Nguyễn Du) và Nguyễn Trần Hiểu Phương (Trường THCS Phạm Hồng Thái). Cả nhóm đã cùng khảo sát các sản phẩm lưu niệm tại một số cơ sở kinh doanh quà lưu niệm để nắm bắt những ưu điểm và hạn chế; đồng thời, dành thời gian nghiên cứu tài liệu rồi xuống tận các làng tìm hiểu rõ hơn về văn hóa đặc trưng của đồng bào Bahnar, Jrai.

“Qua khảo sát, chúng em nhận thấy sản phẩm lưu niệm ở Gia Lai khá đa dạng về chủng loại và mẫu mã, từ những sản phẩm mô hình như gùi, nhà rông, nhà sàn, chiêng, chuông gió, hộp bút đến những sản phẩm tinh xảo, có giá trị như phù điêu, tượng gỗ… Tuy vậy, một số sản phẩm vẫn còn đơn điệu, thiếu tính ứng dụng hoặc giá thành cao nên chưa thu hút nhiều du khách mua sắm”-Vy thông tin.

Em Lê Dương Bảo Vy vẽ trang trí hoa dã quỳ và họa tiết thổ cẩm trên chiếc mũ cói thô. Ảnh: Mộc Trà

Em Lê Dương Bảo Vy vẽ trang trí hoa dã quỳ và họa tiết thổ cẩm trên chiếc mũ cói thô. Ảnh: Mộc Trà

Ngoài ra, nhóm học sinh còn tiến hành khảo sát bằng phiếu để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu mua quà lưu niệm của du khách khi đến với Pleiku và Gia Lai; từ đó, định hướng làm ra các sản phẩm lưu niệm phù hợp, vừa mang đặc trưng văn hóa địa phương, vừa đảm bảo thẩm mỹ, có tính ứng dụng cao và thân thiện với môi trường như: bình giữ nhiệt và ly bằng tre, túi cói, mũ cói, dây đeo bảng tên, túi đựng điện thoại, túi đựng laptop, dép, trang sức...

Chị Nguyễn Thị Hường Lý (quận Hoàng Mai, Hà Nội): Trong một chuyến công tác tại TP. Pleiku, tôi được các em học sinh tặng 1 chiếc túi vải. Chiếc túi khá tiện dụng, chất liệu thân thiện với môi trường. Đặc biệt, trông nó rất tinh tế, độc đáo với những nét hoa văn thổ cẩm của các dân tộc Tây Nguyên trang trí bên trên. Tôi nghĩ, việc đưa những đặc trưng văn hóa vùng miền vào sản phẩm lưu niệm sẽ làm cho khách du lịch rất thích thú. Tôi đã sử dụng chiếc túi này thường xuyên trong công việc hằng ngày.

Em Nguyễn Bảo Trân chia sẻ: "Để hoàn thành sản phẩm, ban đầu, chúng em mất khá nhiều thời gian vì phải học thêm kỹ năng may mặc, đóng giày, thiết kế. Chưa kể, sản phẩm làm ra bị lỗi, chưa được đẹp mắt nên phải bỏ đi".

Tuy nhiên, bằng niềm đam mê và sự quyết tâm, cuối cùng nhóm đã thành công. Tất cả món quà lưu niệm đều được chúng em thiết kế sáng tạo với kiểu dáng trẻ trung, hài hòa giữa nét đẹp của văn hóa dân tộc Jrai, Bahnar truyền thống và cuộc sống hiện đại. Chúng em cũng kết hợp nhiều chất liệu trên cùng một sản phẩm để tạo sự mới mẻ, đa dạng. Các sản phẩm khá gọn nhẹ, tiện lợi, dễ dàng bảo quản và vận chuyển; giá thành rẻ, dao động từ 20-155 ngàn đồng/món, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng du khách.

“Với nguồn nguyên liệu sẵn có, không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành, em nghĩ rằng, không chỉ chúng em mà ai cũng đều có thể làm được những món quà lưu niệm mang đặc trưng của Pleiku, của quê hương Gia Lai; qua đó, góp phần thúc đẩy ngành du lịch địa phương phát triển”-Trân bày tỏ.

Thầy Nguyễn Đình Trung-Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku-đánh giá: Mặc dù còn ngồi trên ghế nhà trường, song các em học sinh đã có ý tưởng khá hay và tạo ra được một số sản phẩm lưu niệm gắn với văn hóa địa phương để phục vụ du khách. Đáng chú ý, tất cả sản phẩm đều được làm từ những nguyên vật liệu có thể tái chế, thân thiện với môi trường; giá sản phẩm rẻ nhưng có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.

“Với tính mới và sáng tạo, dự án của các em đạt giải nhì tại cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học năm học 2022-2023 và giải ba tại cuộc thi Sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 11-2023. Nếu có điều kiện phát triển, đây có thể là một “mảnh ghép” tiềm năng trong phát triển sản phẩm du lịch ở phố núi Pleiku cũng như của tỉnh nhà”-thầy Trung kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

(GLO)- Thu hút các dự án đầu tư chất lượng, có cam kết bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các mô hình “kinh tế xanh”, tích cực đồng hành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… là những hoạt động mà chính quyền TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực triển khai nhằm hướng tới mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các xã vùng ven nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân. Tuy nhiên, một số chợ đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường khi chưa kịp thời thu gom rác thải.
Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

(GLO)- Người dân Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn luôn tự hào khi làng có 2 già làng là ông Hmrik (SN 1948) và ông R'Cơm Hmyơk (SN 1954). Với dân làng, 2 ông là “thủ lĩnh tinh thần” của cộng đồng vì có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

(GLO)- Hướng đến mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, bên cạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, xây dựng không gian xanh trong lòng đô thị, Pleiku đã và đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch. Không những nâng cao giá trị kinh tế, sản xuất nông nghiệp sạch còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người dân.

Tuổi trẻ Pleiku chung tay phủ xanh đất trống, đồi trọc

Tuổi trẻ Pleiku chung tay phủ xanh đất trống, đồi trọc

(GLO)- Những khu đất trống, đồi trọc ở TP. Pleiku đang dần phủ màu xanh ngút ngàn của keo lai, bằng lăng, thông… Có được kết quả này là nhờ sự chung tay của thế hệ trẻ trong phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc, góp phần xây dựng “Pleiku-Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Đống Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã vận động hội viên, phụ nữ tham gia Câu lạc bộ (CLB) phân loại rác thải tại các tổ dân phố, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh, xanh-sạch-đẹp.
Pleiku xây dựng làng du lịch cộng đồng

Pleiku xây dựng làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư) và làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) đã trở thành điểm đến quen thuộc của rất nhiều du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Nhằm lưu giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mới đây, UBND TP. Pleiku đã phê duyệt đề án xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại 2 ngôi làng này.
Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 2 chợ triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 là chợ Phù Đổng và chợ Thắng Lợi. Qua một thời gian triển khai, 2 chợ này đã phát huy hiệu quả, hàng thực phẩm được các hộ kinh doanh lựa chọn và liên kết với các cơ sở sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP.
Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

(GLO)- Với anh Bùi Hồng Hải (03 Kpă Klơng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), việc thường xuyên đạp xe, trong đó có chuyến đi cả ngàn cây số không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần truyền cảm hứng để mọi người ủng hộ giao thông “không khói”, chung tay để Pleiku sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Để Pleiku thêm xanh

Để Pleiku thêm xanh

(GLO)- Những năm gần đây, chính quyền tỉnh cũng như TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) nỗ lực để xây dựng Pleiku trở thành “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” với những mục tiêu như: quy hoạch phát triển không gian TP. Pleiku và vùng phụ cận đặt trong mối quan hệ không gian vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Tây Nguyên, vùng Tây Nguyên, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

“Di sản sống” của đô thị Pleiku

E-magazine“Di sản sống” của đô thị Pleiku

(GLO)- Chùa An Thạnh nằm ở ngoại ô Pleiku, 4 mùa đón gió từ đồng xanh An Phú. Từ xa đã thấy bóng ngọn cây tùng vươn lên giữa trời xanh mây trắng. Và trong gió, tiếng chuông chùa vang ngân giữa không gian im vắng của đồng quê, cảm giác như đang trở về dưới mái hiên nhà.

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) được khánh thành ngày 9-12-2012, là một trong những công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Gia Lai. Quảng trường không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội lớn mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không gian thư giãn của Nhân dân và du khách thập phương.
Mơ về suối Hội Phú

Mơ về suối Hội Phú

(GLO)- Suối Hội Phú như một dải lụa mềm uốn lượn giữa lòng thành phố cao nguyên. Suốt mấy chục năm quy hoạch, quyết tâm thực hiện, Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú với mục đích chính giải quyết tình trạng ô nhiễm, cải tạo cảnh quan đô thị mới thành hình. Xa hơn, nó sẽ như thế nào? Tôi có quyền mơ về nó hay không?
Du lịch xanh Phố núi

E-magazineDu lịch xanh Phố núi

(GLO)- Pleiku có khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch xanh, một xu hướng đang được du khách ưa chuộng. Phát huy lợi thế đó, nhiều nhà vườn, cơ sở kinh doanh ở TP. Pleiku đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch an toàn, bền vững này.

Pleiku tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường

Pleiku tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường

(GLO)- Trong hành trình xây dựng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Những năm qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
Pleiku mùa này đẹp lắm phải không em?

Pleiku mùa này đẹp lắm phải không em?

(GLO)- Câu hỏi đơn giản vậy thôi nhưng không dễ trả lời. Vì đâu thể gói gọn trong một từ “có” hay “không” khi nói về vẻ đẹp của một vùng đất, điều mà ngôn từ đôi khi bất lực. Chưa kể, người hỏi tôi câu ấy đã hơn một lần đến với Pleiku và đặc biệt tha thiết yêu vẻ đẹp của mảnh đất này. Điều cô ấy muốn kiếm tìm hẳn không chỉ là một ngọn thác, dòng sông, cánh rừng hay con suối mà chính là hồn vía của nơi đây, là vẻ đẹp riêng có của Pleiku.
Những người “truyền lửa” Marathon ở phố núi Pleiku

Những người “truyền lửa” Marathon ở phố núi Pleiku

(GLO)- Từ một nhóm đam mê chạy bộ, họ đã hội tụ cùng nhau tạo nên một tập thể lên đến hàng ngàn người mang tên Hội Gia Lai Marathon. Không chỉ “truyền lửa” cho những bước chạy nâng cao sức khỏe, họ còn lan tỏa những việc làm nhân văn đến cộng đồng.
Quy hoạch, bảo tồn các làng dân tộc bản địa

Quy hoạch, bảo tồn các làng dân tộc bản địa

(GLO)- Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của một đô thị cao nguyên có hệ sinh thái đặc thù, TP. Pleiku còn là nơi tập trung nhiều dân tộc bản địa, chủ yếu là dân tộc Jrai, Bahnar. Để từng bước hoàn thành các mục tiêu xây dựng Pleiku là thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” thì việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng dân tộc bản địa cần được chú trọng.