Emagazine

E-magazine “Di sản sống” của đô thị Pleiku



Gió sớm nhẹ lay những chùm hoa giấy hồng rực một góc sân chùa. Tấm lưng còng của ni sư Thích Nữ Hạnh Thiện thấp thoáng trong khu vườn đầy hoa thơm cỏ lạ. Ở tuổi 86, bà là vị sư trụ trì lâu nhất ở ngôi chùa nữ được hình thành trên cao nguyên Pleiku cách đây hàng thế kỷ. Ni sư Hạnh Thiện nở nụ cười đôn hậu khi được hỏi về bí quyết sống thọ. Bà cho rằng, sống giữa vườn thiền 4 mùa ngập tràn cỏ cây hoa lá, cùng với niềm yêu thích lao động khiến cho tâm trí luôn thanh tịnh. Ngồi xuống bậc thềm cạnh giò hoa lan, ni sư thảnh thơi trò chuyện: “Gần 50 năm trụ trì chùa, tôi vẫn giữ nghề làm nhang và trồng trọt để tự chủ lương thực. Vài năm nay, tuổi cao lại bị đau lưng không ngồi lâu được nên tôi mới thôi không làm nhang nữa”.



Ni sư Hạnh Thiện kể, chùa An Thạnh gắn liền với lịch sử khai hoang lập làng của người Kinh tại vùng đất An Phú, khoảng năm 1920. Chùa ban đầu là nơi ở của vợ chồng ông bà Nguyễn Mai Luật-Trần Thị Hạnh (người dân thường gọi là “bà Cửu Tám”) người gốc Bình Định lên mộ dân lập làng. Ông bà không có con, lại sùng kính đạo Phật nên biến nơi ở thành nơi tu tập, cũng là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho lớp người Kinh rời quê xứ lên lập làng ở vùng đất mới. Sau khi ông bà Cửu Tám qua đời, giao lại nơi thờ tự cho một đạo hữu là ông Võ Tòng. Sau đó, đạo hữu này xuống mời sư bà Tâm Hoa (trụ trì chùa Tâm Ấn ở Quy Nhơn, Bình Định) về trụ trì, hiến cúng đất đai rộng lớn để chùa trồng rau, trồng lúa, thu hoa lợi nhang đèn thêm cho chùa.



Gần nửa thế kỷ rời xa quê hương lên vùng đất lành An Phú, ni sư Hạnh Thiện có lẽ thấu hiểu hơn ai hết nỗi lòng của lớp người tha hương. Bà biến không gian chùa rộng trên 5.000 m2 thành một khu vườn mang đậm hồn quê, trồng đủ loại kỳ hoa dị thảo, nhất là những loại cây quen thuộc của người Việt như: chanh, sả, bạc hà, tía tô, lá lốt, rau tần, rau cúc… Những gốc mai bà trồng từ nhiều chục năm trước sân chùa vẫn đều đặn đơm hoa mỗi độ xuân về. Ni sư Hạnh Thiện kể rằng, khi sư bà Tâm Hoa về lại Bình Định, để nguôi ngoai nỗi nhớ sư phụ, nhớ quê hương, bà đã trồng 8 cây mai vàng.



Không chỉ người dân quanh vùng mà du khách phương xa khi vừa bước qua cánh cổng chùa đã có cảm giác như về nhà, về với khu vườn dấu yêu. Bà Nguyễn Thị Danh là thế hệ người Việt thứ 3 ở miền đất thơm An Phú nói rằng, người dân trong vùng vẫn gọi chùa An Thạnh là chùa Bà-cách gọi chỉ nơi chốn đi về thân thuộc. Người ta cũng không nói “đi chùa Bà” mà là “về chùa Bà”. Về chùa Bà là về nhà, là nẻo về nguồn cội. “Chùa Bà bình yên, thanh tịnh lắm. Ngày đầu năm mới, tôi thường về chùa Bà thắp nén nhang cầu an, kính nhớ tổ tiên rồi đi đâu thì đi. Vậy thôi là đủ thấy lòng bình an”-bà Danh nói.



Đại đức Thích Giác Hiền-tác giả sách “Lịch sử các chùa, tịnh xá tỉnh Gia Lai” (Nhà xuất bản Hồng Bàng) xác nhận: Phật giáo du nhập vào tỉnh Gia Lai khoảng thập niên 20-30 của thế kỷ XX, khá muộn so với cả nước. Thời kỳ đầu chỉ có vài am, cốc đơn sơ để cho các tăng sĩ mở đạo và phật tử tu niệm. Cho đến thập niên 50-60 của thế kỷ XX, chùa chiền mới phát triển nhiều và xây dựng kiên cố hơn. Đặt trong bối cảnh chung đó, chùa An Thạnh là ngôi chùa nữ hình thành sớm nhất ở đô thị cao nguyên, trong giai đoạn đầu tiên Phật giáo du nhập nên có những đóng góp không nhỏ về lịch sử tôn giáo lẫn văn hóa của đất và người Pleiku. Chùa An Thạnh còn là cái nôi trưởng thành của nhiều thế hệ tu sĩ. Ni sư Hạnh Thiện cho biết: “Từ môi trường tu tập này, nhiều người trưởng thành và làm trụ trì ở các ngôi chùa trên địa bàn tỉnh và ở các tỉnh, thành khác”.



Với giá trị văn hóa-lịch sử đó, TP. Pleiku đã mời các nhà nghiên cứu khảo sát để lập hồ sơ công nhận di tích cho chùa An Thạnh. Chùa xưa mặc dù đã được trùng tu nhưng những giá trị cốt lõi minh chứng cho sự hình thành, phát triển của một trong những ngôi chùa đầu tiên ở đô thị cao nguyên vẫn còn đó. Phía Đông khuôn viên chùa vẫn còn lại bức bình phong cổ đắp nổi long mã và linh quy cẩn mảnh sành sứ. Phía sau bình phong là mộ của vợ chồng ông bà Nguyễn Mai Luật và Trần Thị Hạnh-chứng tích nhắc nhớ lớp lớp con cháu về nguồn cội, về những bậc tiền nhân có công khai hoang lập làng. Nhiều hiện vật quan trọng khác vẫn còn được giữ gìn như đôi câu đối bằng ván gỗ, chữ khảm xà cừ niên đại 1934 treo trong nhà thờ tổ sau lưng chánh điện ghi thông tin khá đầy đủ về danh sách ban chức sắc làng An Mỹ đương thời.



Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: “Lập hồ sơ di tích là cơ sở để cộng đồng cùng trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bởi đây còn là địa chỉ để tìm hiểu về lịch sử-văn hóa người Việt ở đô thị cao nguyên. Hơn nữa, các di tích nằm ở vùng đất cửa ngõ phía Đông của thành phố-trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai, rất thuận lợi để kết nối các loại hình du lịch văn hóa với du lịch nông nghiệp, tạo sự trải nghiệm giàu cảm xúc cho du khách”.

Vùng đất An Phú có bề dày văn hóa-lịch sử, không chỉ hiện hữu ở các di tích đình, chùa gắn với sự ra đời của những làng Việt đầu tiên trên cao nguyên, mà còn ở các di tích, di vật của văn hóa Champa từng phát triển rực rỡ trong lịch sử. Hơn nữa, các đình, chùa vẫn duy trì các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng mang nét đẹp riêng trong văn hóa của người Việt. Theo Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn, các hoạt động văn hóa duy trì thường xuyên khiến bản thân di tích là “di sản sống”. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn hóa-lịch sử khi gắn với nông nghiệp xanh.



Nghề trồng rau ở cánh đồng An Phú đã có từ trăm năm. Bao thế hệ người Việt gắn bó với nghề cha truyền để tạo nên hương thơm đặc trưng cho những loại rau đóng mác từ đồng xanh An Phú. Liệu khi nào thành phố mới có những tour du lịch trải nghiệm có thể “bán” cảm xúc cho du khách, như cách làm hiệu quả của vùng đất Quảng Nam khi khai thác du lịch từ làng rau Trà Quế gắn với di sản sống Hội An?


Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ.