Tuổi trẻ Pleiku chung tay phủ xanh đất trống, đồi trọc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những khu đất trống, đồi trọc ở TP. Pleiku đang dần phủ màu xanh ngút ngàn của keo lai, bằng lăng, thông… Có được kết quả này là nhờ sự chung tay của thế hệ trẻ trong phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc, góp phần xây dựng “Pleiku-Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Phủ xanh đất trống, đồi trọc

Mới đây, chúng tôi có dịp theo chân các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phường Ia Kring (TP. Pleiku) đến chăm sóc diện tích thông được trồng vào tháng 5-2023 tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ. Cơn mưa nặng hạt khiến con đường dẫn vào đồi thông (tổ 7, phường Ia Kring) càng thêm trơn trượt. Đến nơi, các bạn trẻ nhanh chóng chia nhóm và bắt tay vào việc. Người chăm chỉ dọn thực bì, vun gốc cho cây, người lại cặm cụi trồng dặm chỗ cây bị chết. Ai nấy đều làm việc rất hăng say.

Trò chuyện với P.V, chị Phạm Nguyễn Bảo Hân chia sẻ: “Lúc mới trồng, cây chỉ cao khoảng 15 cm. Đến nay, rừng thông đã cao khoảng 50-60 cm. Hy vọng khu rừng sẽ tiếp tục phát triển tốt để tạo cảnh quan xanh tươi cho thành phố”.

Đoàn viên, thanh niên phường Ia Kring (TP. Pleiku) chăm sóc cây thông tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ. Ảnh: P.L

Đoàn viên, thanh niên phường Ia Kring (TP. Pleiku) chăm sóc cây thông tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ. Ảnh: P.L

Nói về công trình ý nghĩa này, chị Vũ Thị Hoài Thanh-Bí thư Đoàn phường Ia King-cho hay: “Công trình “Phủ xanh đồi trọc” được triển khai từ ngày 21-5. Theo đó, Đoàn phường đã trồng 1.000 cây thông tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ. Hoạt động này thu hút hơn 200 ĐVTN và tình nguyện viên tham gia. Hiện nay, khu vực này dần phủ một màu xanh tươi mát. Lần này, chúng tôi huy động ĐVTN đi vun gốc cho cây và trồng dặm các cây bị chết”.

Theo chị Thanh, từ khi triển khai đến nay, công trình nhận được sự hưởng ứng tích cực của ĐVTN, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng tỷ lệ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động còn góp phần lan tỏa phong trào “Triệu cây xanh-Vì một Việt Nam xanh” do Trung ương Đoàn phát động và đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng với mục đích bảo vệ môi trường, tuổi trẻ xã Ia Kênh triển khai mô hình “Trồng rừng gây quỹ”. Anh Puih Kli-Bí thư Chi Đoàn làng Thong Ngó-cho biết: “Khu đất này trước đây bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Nhận thấy nguồn quỹ Đoàn còn hạn chế, đất thì bỏ không nên Chi Đoàn đăng ký trồng cây gây quỹ. Việc trồng cây được tiến hành trong tháng 7 vừa qua. Chỉ trong 2 ngày, hơn 11.000 cây keo lai đã được các ĐVTN trồng xong. Sau khi trồng, ĐVTN bón phân theo đợt, vun gốc, phát dọn bụi rậm để cây phát triển xanh tốt”.

Hoạt động trồng rừng gây quỹ được Chi Đoàn làng Thong Ngó triển khai từ năm 2018 với diện tích hơn 3 ha. Sau 5 năm xuống giống, Chi Đoàn bán gỗ keo lai thu hơn 100 triệu đồng. Chi Đoàn trích 40 triệu đồng để mua cây giống và phân bón cho vụ trồng mới; trích 10 triệu đồng mua đồ thi đấu thể thao cho thanh niên và phụ nữ trong làng, mua trang phục dân tộc cho thanh niên. Phần còn lại, Chi Đoàn cho 12 ĐVTN và người dân vay, tiền lãi dành chi hoạt động thường xuyên của Chi Đoàn.

Ông Rơ Mah Veng-Bí thư Chi bộ làng Thong Ngó-chia sẻ: “Khi Chi Đoàn triển khai mô hình này, Chi bộ vận động bà con hỗ trợ thanh niên trồng rừng. Bên cạnh đó, làng nhắc nhở bà con không chăn thả gia súc ở khu vực này để đảm bảo cây phát triển xanh tốt”.

Theo anh Kpă Siu-Bí thư Đoàn xã Ia Kênh, hiện tại, 6/7 chi đoàn thôn, làng có mô hình trồng rừng gây quỹ với tổng diện tích gần 10 ha. Không chỉ có nguồn quỹ để duy trì hoạt động, mô hình này còn thể hiện tinh thần xung kích, trách nhiệm của ĐVTN trong việc tạo màu xanh cho những cánh rừng.

Cho Pleiku thêm xanh

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc trồng cây gây rừng của tuổi trẻ TP. Pleiku càng có ý nghĩa sâu sắc. Điểm mới của phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc của tuổi trẻ thành phố chính là kết nối với các tổ chức Đoàn, câu lạc bộ (CLB), tổ, đội, nhóm tình nguyện trong việc trồng và chăm sóc cây xanh.

Nổi bật là chương trình trồng 6.000 cây xanh tại khu vực rừng Ia Muer và Ia Hleo thuộc địa phận xã Gào do Thành Đoàn Pleiku, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh, CLB Con đường xanh, CLB Vòng tay yêu thương phối hợp thực hiện. Đoàn phường Hoa Lư phối hợp với Tiểu đoàn 30 (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) trồng 150 cây dầu rái, cây đỗ mai tại làng Ốp...

Anh Bùi Hoàng Vũ-Bí thư Đoàn phường Hoa Lư-cho hay: “Không chỉ hưởng ứng phong trào trồng rừng do Thành Đoàn phát động, Đoàn phường còn triển khai cho ĐVTN trồng cây xanh tại khuôn viên nhà văn hóa, nhà rông hay trên các tuyến đường làng; triển khai “Ngày chủ nhật xanh” phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh môi trường. Chúng tôi rất vui khi được góp một phần công sức vào việc tạo môi trường xanh ở địa phương”.

Hoạt động trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc được đoàn viên, thanh niên trên địa bàn TP. Pleiku tích cực tham gia. Ảnh P.L

Hoạt động trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc được đoàn viên, thanh niên trên địa bàn TP. Pleiku tích cực tham gia. Ảnh P.L

Năm 2023, Thành Đoàn Pleiku đặt mục tiêu trồng hơn 3.000 cây xanh tại các khu vực đất trống, đồi trọc. Đến thời điểm hiện tại, tuổi trẻ thành phố đã trồng được hơn 12.500 cây, vượt chỉ tiêu đề ra. Để đạt được kết quả đó, Thành Đoàn đã tích cực tuyên truyền để ĐVTN và người dân hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Đồng thời, Thành Đoàn phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng trồng cho ĐVTN; kết nối các CLB, tổ đội nhóm tình nguyện để hỗ trợ cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh.

Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn Pleiku-thông tin: “Đầu năm 2023, Thành Đoàn phân bổ chỉ tiêu trồng cây xanh cho các tổ chức Đoàn trực thuộc, yêu cầu lựa chọn các loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Nhờ đổi mới trong việc huy động nguồn lực, phương thức triển khai, các hoạt động trồng cây gây rừng do tuổi trẻ thành phố triển khai đã đạt hiệu quả cao và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Bên cạnh việc phủ xanh đất trống, đồi trọc, Thành Đoàn còn tổ chức các hoạt động như: dọn vệ sinh, tái chế rác thải nhựa thành đồ dùng hữu ích, trồng rau xanh tại các trường học bán trú… Với tinh thần “mỗi đoàn viên trồng ít nhất 1 cây xanh”, sự chung sức của ĐVTN đã góp phần làm cho môi trường thành phố mát mẻ, trong lành và tươi đẹp hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

(GLO)- Thu hút các dự án đầu tư chất lượng, có cam kết bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các mô hình “kinh tế xanh”, tích cực đồng hành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… là những hoạt động mà chính quyền TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực triển khai nhằm hướng tới mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các xã vùng ven nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân. Tuy nhiên, một số chợ đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường khi chưa kịp thời thu gom rác thải.
Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

(GLO)- Người dân Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn luôn tự hào khi làng có 2 già làng là ông Hmrik (SN 1948) và ông R'Cơm Hmyơk (SN 1954). Với dân làng, 2 ông là “thủ lĩnh tinh thần” của cộng đồng vì có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

(GLO)- Hướng đến mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, bên cạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, xây dựng không gian xanh trong lòng đô thị, Pleiku đã và đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch. Không những nâng cao giá trị kinh tế, sản xuất nông nghiệp sạch còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người dân.

Học sinh Pleiku sáng tạo quà lưu niệm phục vụ du khách

Học sinh Pleiku sáng tạo quà lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nhiều món quà lưu niệm gắn với đặc trưng văn hóa của dân tộc Jrai, Bahnar đã được các em học sinh tạo ra nhằm góp phần thúc đẩy du lịch phố núi Pleiku phát triển. Không chỉ thân thiện với môi trường, những sản phẩm này còn được du khách yêu thích bởi tính thẩm mỹ và ứng dụng cao.
Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Đống Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã vận động hội viên, phụ nữ tham gia Câu lạc bộ (CLB) phân loại rác thải tại các tổ dân phố, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh, xanh-sạch-đẹp.
Pleiku xây dựng làng du lịch cộng đồng

Pleiku xây dựng làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư) và làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) đã trở thành điểm đến quen thuộc của rất nhiều du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Nhằm lưu giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mới đây, UBND TP. Pleiku đã phê duyệt đề án xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại 2 ngôi làng này.
Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 2 chợ triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 là chợ Phù Đổng và chợ Thắng Lợi. Qua một thời gian triển khai, 2 chợ này đã phát huy hiệu quả, hàng thực phẩm được các hộ kinh doanh lựa chọn và liên kết với các cơ sở sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP.
Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

(GLO)- Với anh Bùi Hồng Hải (03 Kpă Klơng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), việc thường xuyên đạp xe, trong đó có chuyến đi cả ngàn cây số không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần truyền cảm hứng để mọi người ủng hộ giao thông “không khói”, chung tay để Pleiku sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Để Pleiku thêm xanh

Để Pleiku thêm xanh

(GLO)- Những năm gần đây, chính quyền tỉnh cũng như TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) nỗ lực để xây dựng Pleiku trở thành “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” với những mục tiêu như: quy hoạch phát triển không gian TP. Pleiku và vùng phụ cận đặt trong mối quan hệ không gian vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Tây Nguyên, vùng Tây Nguyên, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

“Di sản sống” của đô thị Pleiku

E-magazine“Di sản sống” của đô thị Pleiku

(GLO)- Chùa An Thạnh nằm ở ngoại ô Pleiku, 4 mùa đón gió từ đồng xanh An Phú. Từ xa đã thấy bóng ngọn cây tùng vươn lên giữa trời xanh mây trắng. Và trong gió, tiếng chuông chùa vang ngân giữa không gian im vắng của đồng quê, cảm giác như đang trở về dưới mái hiên nhà.

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) được khánh thành ngày 9-12-2012, là một trong những công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Gia Lai. Quảng trường không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội lớn mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không gian thư giãn của Nhân dân và du khách thập phương.
Mơ về suối Hội Phú

Mơ về suối Hội Phú

(GLO)- Suối Hội Phú như một dải lụa mềm uốn lượn giữa lòng thành phố cao nguyên. Suốt mấy chục năm quy hoạch, quyết tâm thực hiện, Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú với mục đích chính giải quyết tình trạng ô nhiễm, cải tạo cảnh quan đô thị mới thành hình. Xa hơn, nó sẽ như thế nào? Tôi có quyền mơ về nó hay không?
Du lịch xanh Phố núi

E-magazineDu lịch xanh Phố núi

(GLO)- Pleiku có khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch xanh, một xu hướng đang được du khách ưa chuộng. Phát huy lợi thế đó, nhiều nhà vườn, cơ sở kinh doanh ở TP. Pleiku đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch an toàn, bền vững này.

Pleiku tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường

Pleiku tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường

(GLO)- Trong hành trình xây dựng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Những năm qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
Pleiku mùa này đẹp lắm phải không em?

Pleiku mùa này đẹp lắm phải không em?

(GLO)- Câu hỏi đơn giản vậy thôi nhưng không dễ trả lời. Vì đâu thể gói gọn trong một từ “có” hay “không” khi nói về vẻ đẹp của một vùng đất, điều mà ngôn từ đôi khi bất lực. Chưa kể, người hỏi tôi câu ấy đã hơn một lần đến với Pleiku và đặc biệt tha thiết yêu vẻ đẹp của mảnh đất này. Điều cô ấy muốn kiếm tìm hẳn không chỉ là một ngọn thác, dòng sông, cánh rừng hay con suối mà chính là hồn vía của nơi đây, là vẻ đẹp riêng có của Pleiku.
Những người “truyền lửa” Marathon ở phố núi Pleiku

Những người “truyền lửa” Marathon ở phố núi Pleiku

(GLO)- Từ một nhóm đam mê chạy bộ, họ đã hội tụ cùng nhau tạo nên một tập thể lên đến hàng ngàn người mang tên Hội Gia Lai Marathon. Không chỉ “truyền lửa” cho những bước chạy nâng cao sức khỏe, họ còn lan tỏa những việc làm nhân văn đến cộng đồng.
Quy hoạch, bảo tồn các làng dân tộc bản địa

Quy hoạch, bảo tồn các làng dân tộc bản địa

(GLO)- Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của một đô thị cao nguyên có hệ sinh thái đặc thù, TP. Pleiku còn là nơi tập trung nhiều dân tộc bản địa, chủ yếu là dân tộc Jrai, Bahnar. Để từng bước hoàn thành các mục tiêu xây dựng Pleiku là thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” thì việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng dân tộc bản địa cần được chú trọng.