Đa dạng hóa các loại hình y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sự phát triển của hệ thống y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh của người dân.

Đồng hành trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân tại TP. Pleiku không thể không kể đến Trung tâm Y tế thành phố. Trung tâm gồm có 1 bệnh viện hạng 3 và 22 trạm y tế xã, phường. Bác sĩ Lê Sỹ Cẩn-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố-cho biết: Mỗi ngày, Bệnh viện khám-chữa bệnh cho trên 500 lượt bệnh nhân. Công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đều đạt trên 100%. Hiện nay, Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới, nhất là trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa như: kỹ thuật lạnh trong ghép lại đầu ngón tay cắt cụt, kỹ thuật mới che phủ đầu mỏm cụt ngón tay… Nhờ đó, Bệnh viện chữa trị thành công nhiều ca bệnh khó, phức tạp; trong đó, không ít kỹ thuật dành cho tuyến tỉnh, tuyến trung ương theo phân tuyến bệnh viện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.

Bên cạnh hệ thống y tế công lập, công tác xã hội hóa y tế trên địa bàn thành phố cũng được chú trọng, hệ thống y tế tư nhân được tạo điều kiện phát triển. Hiện có 3 bệnh viện tư nhân đang hoạt động và 1 bệnh viện tư nhân sắp đi vào hoạt động. Các phòng khám đa khoa với quy mô lớn và được đầu tư hiện đại cũng góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh cho người dân. Bác sĩ Đào Phú Yên-Phụ trách chuyên môn Phòng khám Đa khoa Sysmed Phù Đổng-chia sẻ: Phòng khám được Sở Y tế cấp phép hoạt động vào tháng 9-2022. Phòng khám có đội ngũ y-bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thuộc các chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi, răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng, da liễu, mắt, tiêm chủng vắc xin, y học cổ truyền…

Lịch làm việc của phòng khám gồm cả ngày nghỉ tạo thuận tiện cho người dân đến khám-chữa bệnh. Đặc biệt, cơ sở này đầu tư nhiều trang-thiết bị y tế hiện đại là hệ thống nội soi tiêu hóa Evis CV260 Olympus (Nhật Bản), hệ thống nội soi dạ dày-đại tràng Pentax để triển khai kỹ thuật nội soi dạ dày, đại tràng giúp phát hiện các tổn thương ở dạ dày, chẩn đoán viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư; thiết bị giúp phát hiện xơ vữa động mạch, tầm soát đột quỵ sớm; X-quang kỹ thuật số… Đó là lý do Phòng khám Đa khoa Sysmed Phù Đổng được nhiều người dân lựa chọn. Mỗi ngày, phòng khám tiếp nhận thăm khám cho trên 120 lượt bệnh nhân; với dịch vụ khám sức khỏe lái xe, xin việc, học tập thì trên 150 lượt/ngày và tiêm chủng vắc xin trên 20 lượt/ngày.

Bác sĩ thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Như Nguyện

Bác sĩ thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Như Nguyện

Ông Lý Minh Thái-Phó Giám đốc Sở Y tế:Trên địa bàn TP. Pleiku hiện có 6 bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế TP. Pleiku với tổng cộng 1.620 giường bệnh; 2 bệnh viện quân đội tổng cộng 650 giường bệnh. Ngoài ra, có 3 bệnh viện tư nhân đang hoạt động và 847 cơ sở khám-chữa bệnh tư nhân. Chất lượng dịch vụ y tế từng bước được nâng cao, nhiều kỹ thuật chuyên sâu đã được triển khai. Để hướng tới mục tiêu xây dựng Pleiku cao nguyên xanh vì sức khỏe và củng cố, phát triển hệ thống y tế, ngành Y tế đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 22-7-2023 về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống y tế tỉnh Gia Lai đến năm 2030”; trong đó, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển sự nghiệp y tế, tạo bước đột phá nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.

Bệnh viện Mắt Cao Nguyên là 1 trong 3 bệnh viện tư nhân đang hoạt động trên địa bàn TP. Pleiku. Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Lành-Giám đốc Bệnh viện-cho biết: Hàng ngày, Bệnh viện khám khoảng 100-180 trường hợp, khám xuyên trưa từ 8 giờ đến 16 giờ hàng ngày, trực cấp cứu 24 giờ. Bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại trong khám và điều trị chuyên khoa mắt.

Ngoài nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, công tác phòng-chống dịch bệnh của thành phố cũng đạt nhiều kết quả. Cuối tháng 10-2023, Hội đồng kiểm tra, công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện của tỉnh công bố kết quả TP. Pleiku đã đạt 4 tiêu chí trong công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện gồm: 3 năm liên tục tính đến thời điểm kiểm tra có tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân; 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng; 100% người bệnh phong được hòa nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị; 100% người bệnh phong nghèo khuyết tật nặng có nhà ở. Đây là tiền đề quan trọng để TP. Pleiku tiếp tục phấn đấu hướng đến các mục tiêu cao hơn trong loại trừ các dịch bệnh khác và hướng đến mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

Pleiku ưu tiên phát triển “kinh tế xanh”

(GLO)- Thu hút các dự án đầu tư chất lượng, có cam kết bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các mô hình “kinh tế xanh”, tích cực đồng hành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… là những hoạt động mà chính quyền TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang nỗ lực triển khai nhằm hướng tới mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

Ùn ứ rác thải tại các chợ vùng ven Pleiku

(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ dân sinh ở các xã vùng ven nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân. Tuy nhiên, một số chợ đang xuất hiện tình trạng ô nhiễm môi trường khi chưa kịp thời thu gom rác thải.
Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

Những già làng góp công làm đẹp Ia Nueng

(GLO)- Người dân Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn luôn tự hào khi làng có 2 già làng là ông Hmrik (SN 1948) và ông R'Cơm Hmyơk (SN 1954). Với dân làng, 2 ông là “thủ lĩnh tinh thần” của cộng đồng vì có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

Sản xuất nông nghiệp sạch vì sức khỏe cộng đồng

(GLO)- Hướng đến mục tiêu thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, bên cạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, xây dựng không gian xanh trong lòng đô thị, Pleiku đã và đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch. Không những nâng cao giá trị kinh tế, sản xuất nông nghiệp sạch còn góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người dân.

Tuổi trẻ Pleiku chung tay phủ xanh đất trống, đồi trọc

Tuổi trẻ Pleiku chung tay phủ xanh đất trống, đồi trọc

(GLO)- Những khu đất trống, đồi trọc ở TP. Pleiku đang dần phủ màu xanh ngút ngàn của keo lai, bằng lăng, thông… Có được kết quả này là nhờ sự chung tay của thế hệ trẻ trong phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc, góp phần xây dựng “Pleiku-Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Học sinh Pleiku sáng tạo quà lưu niệm phục vụ du khách

Học sinh Pleiku sáng tạo quà lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nhiều món quà lưu niệm gắn với đặc trưng văn hóa của dân tộc Jrai, Bahnar đã được các em học sinh tạo ra nhằm góp phần thúc đẩy du lịch phố núi Pleiku phát triển. Không chỉ thân thiện với môi trường, những sản phẩm này còn được du khách yêu thích bởi tính thẩm mỹ và ứng dụng cao.
Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

Phụ nữ phường Đống Đa tích cực xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp

(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Đống Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã vận động hội viên, phụ nữ tham gia Câu lạc bộ (CLB) phân loại rác thải tại các tổ dân phố, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng đô thị văn minh, xanh-sạch-đẹp.
Pleiku xây dựng làng du lịch cộng đồng

Pleiku xây dựng làng du lịch cộng đồng

(GLO)- Từ lâu, làng Ốp (phường Hoa Lư) và làng Ia Nueng (xã Biển Hồ) đã trở thành điểm đến quen thuộc của rất nhiều du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Nhằm lưu giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mới đây, UBND TP. Pleiku đã phê duyệt đề án xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng tại 2 ngôi làng này.
Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

Cần nhân rộng chợ bảo đảm an toàn thực phẩm

(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 2 chợ triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 là chợ Phù Đổng và chợ Thắng Lợi. Qua một thời gian triển khai, 2 chợ này đã phát huy hiệu quả, hàng thực phẩm được các hộ kinh doanh lựa chọn và liên kết với các cơ sở sản xuất thực phẩm đạt tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP.
Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

Bùi Hồng Hải: Đạp xe ủng hộ giao thông “không khói”

(GLO)- Với anh Bùi Hồng Hải (03 Kpă Klơng, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), việc thường xuyên đạp xe, trong đó có chuyến đi cả ngàn cây số không chỉ để rèn luyện sức khỏe mà còn góp phần truyền cảm hứng để mọi người ủng hộ giao thông “không khói”, chung tay để Pleiku sớm đạt mục tiêu trở thành thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.
Để Pleiku thêm xanh

Để Pleiku thêm xanh

(GLO)- Những năm gần đây, chính quyền tỉnh cũng như TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) nỗ lực để xây dựng Pleiku trở thành “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” với những mục tiêu như: quy hoạch phát triển không gian TP. Pleiku và vùng phụ cận đặt trong mối quan hệ không gian vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Tây Nguyên, vùng Tây Nguyên, Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

“Di sản sống” của đô thị Pleiku

E-magazine“Di sản sống” của đô thị Pleiku

(GLO)- Chùa An Thạnh nằm ở ngoại ô Pleiku, 4 mùa đón gió từ đồng xanh An Phú. Từ xa đã thấy bóng ngọn cây tùng vươn lên giữa trời xanh mây trắng. Và trong gió, tiếng chuông chùa vang ngân giữa không gian im vắng của đồng quê, cảm giác như đang trở về dưới mái hiên nhà.

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

Những người làm đẹp Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) được khánh thành ngày 9-12-2012, là một trong những công trình văn hóa trọng điểm của tỉnh Gia Lai. Quảng trường không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội lớn mà còn là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, không gian thư giãn của Nhân dân và du khách thập phương.
Mơ về suối Hội Phú

Mơ về suối Hội Phú

(GLO)- Suối Hội Phú như một dải lụa mềm uốn lượn giữa lòng thành phố cao nguyên. Suốt mấy chục năm quy hoạch, quyết tâm thực hiện, Dự án kè chống sạt lở suối Hội Phú với mục đích chính giải quyết tình trạng ô nhiễm, cải tạo cảnh quan đô thị mới thành hình. Xa hơn, nó sẽ như thế nào? Tôi có quyền mơ về nó hay không?
Du lịch xanh Phố núi

E-magazineDu lịch xanh Phố núi

(GLO)- Pleiku có khí hậu ôn hòa, thiên nhiên tươi đẹp rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch xanh, một xu hướng đang được du khách ưa chuộng. Phát huy lợi thế đó, nhiều nhà vườn, cơ sở kinh doanh ở TP. Pleiku đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch an toàn, bền vững này.

Pleiku tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường

Pleiku tăng cường kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường

(GLO)- Trong hành trình xây dựng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Những năm qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
Pleiku mùa này đẹp lắm phải không em?

Pleiku mùa này đẹp lắm phải không em?

(GLO)- Câu hỏi đơn giản vậy thôi nhưng không dễ trả lời. Vì đâu thể gói gọn trong một từ “có” hay “không” khi nói về vẻ đẹp của một vùng đất, điều mà ngôn từ đôi khi bất lực. Chưa kể, người hỏi tôi câu ấy đã hơn một lần đến với Pleiku và đặc biệt tha thiết yêu vẻ đẹp của mảnh đất này. Điều cô ấy muốn kiếm tìm hẳn không chỉ là một ngọn thác, dòng sông, cánh rừng hay con suối mà chính là hồn vía của nơi đây, là vẻ đẹp riêng có của Pleiku.
Những người “truyền lửa” Marathon ở phố núi Pleiku

Những người “truyền lửa” Marathon ở phố núi Pleiku

(GLO)- Từ một nhóm đam mê chạy bộ, họ đã hội tụ cùng nhau tạo nên một tập thể lên đến hàng ngàn người mang tên Hội Gia Lai Marathon. Không chỉ “truyền lửa” cho những bước chạy nâng cao sức khỏe, họ còn lan tỏa những việc làm nhân văn đến cộng đồng.
Quy hoạch, bảo tồn các làng dân tộc bản địa

Quy hoạch, bảo tồn các làng dân tộc bản địa

(GLO)- Ngoài vẻ đẹp tự nhiên của một đô thị cao nguyên có hệ sinh thái đặc thù, TP. Pleiku còn là nơi tập trung nhiều dân tộc bản địa, chủ yếu là dân tộc Jrai, Bahnar. Để từng bước hoàn thành các mục tiêu xây dựng Pleiku là thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” thì việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng dân tộc bản địa cần được chú trọng.