Emagazine

E-magazine Những “lá phổi xanh” trong lòng Phố núi - Kỳ 2: Thực trạng đáng quan tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hệ thống cây xanh thì được trồng, chăm sóc thiếu khoa học nên phát triển chưa đồng bộ, có cây chậm phát triển, chết dần, chết mòn. Đặc biệt, việc cắt tỉa cây xanh, dọn vệ sinh chưa được tiến hành thường xuyên nên có thời điểm công viên như một vùng đất hoang, cỏ mọc um tùm.

Bà Nguyễn Kim Anh (thôn 2, xã Trà Đa) cho hay: “Khi công viên mới được xây dựng, người dân rất vui mừng vì có một điểm để đi dạo, tập thể dục, các cháu nhỏ có nơi nô đùa. Thế nhưng, sau một thời gian, công viên ngày càng xuống cấp, cây cối um tùm, là nơi các loài côn trùng sinh sôi; đường đi bong tróc, lồi lõm; buổi tối thì thiếu ánh điện nên dần dần chúng tôi cũng không tới nữa. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì vừa lãng phí đất đai, mà người dân vẫn thiếu không gian xanh để thư giãn”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Thủy Tiên-Chủ tịch UBND xã Trà Đa-cho hay: Trước đây, Công viên Trà Đa do Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý, chăm sóc cây xanh, vệ sinh công viên của Công ty này không hiệu quả. Trước thực trạng đó, UBND xã đề xuất UBND thành phố giao Công viên Trà Đa về địa phương quản lý. Hiện xã đang giao cho Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Trà Đa quản lý, chăm sóc cây xanh, dọn dẹp vệ sinh. Bước đầu, Hợp tác xã đã có kế hoạch quản lý có hiệu quả hơn, cây xanh, cỏ được cắt tỉa gọn gàng, lắp điện chiếu sáng, bố trí người thường xuyên vệ sinh khu vực công viên, tạo cảnh quan sạch-đẹp. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã bỏ rác không đúng nơi quy định cũng gây ảnh hưởng đến cảnh quan công viên.

Công viên Trà Đa có một số hạng mục đã bị xuống cấp, cỏ mọc um tùm, không có thùng rác nên người dân xả bừa bãi. Thực hiện: Quang Tấn-Ngọc Sang

“Đối với vấn đề công viên đã xuống cấp, hệ thống cây xanh được trồng thiếu hợp lý, thiếu nhà vệ sinh, điện chiếu sáng, thùng đựng rác trong khuôn viên… xã cũng đã nhận thấy. Tuy nhiên, xã chỉ chịu trách nhiệm về mặt quản lý, còn việc cải tạo, sửa chữa thuộc thẩm quyền của thành phố. Xã cũng đang đề nghị UBND thành phố quan tâm bố trí kinh phí để sửa chữa, tôn tạo lại nhằm tạo cảnh quan công viên, môi trường xanh-sạch-đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Đồng thời, xã cũng sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân sống xung quanh công viên, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp xả rác, bỏ rác không đúng nơi quy định”-Chủ tịch UBND xã Trà Đa thông tin.

Tuy nhiên, điều chưa vui là một bộ phận người dân đến đây vui chơi thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường, vứt rác bừa bãi. Mặc dù nơi đây đã lắp đặt các thùng rác công cộng, chính quyền địa phương cũng đã gắn biển cấm và xử phạt 3-5 triệu đồng đối với hành vi vứt rác thải bừa bãi nhưng tình trạng này vẫn diễn ra. Việc vứt rác thải, để vật nuôi phóng uế bừa bãi trên công viên do nhiều người dân thiếu ý thức”.

Bà Võ Thị Hằng-Chủ tịch UBND phương Hội Thương-thừa nhận: Việc trên địa bàn thiếu những điểm đậu đỗ xe dẫn đến nhiều chủ phương tiện hay quán ăn đã chiếm dụng khu vực xung quanh hoa viên làm nơi đỗ xe, gây ảnh hưởng đến người dân tới đây để tập thể dục, giải trí. Ngoài ra, một số người dân trên địa bàn cũng thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, vẫn còn tình trạng xả rác tại hoa viên hay dẫn chó ra đây để phóng uế gây mất vệ sinh.

Kiến trúc sư Nguyễn Hùng Linh-Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh-cho rằng: Thành phố Pleiku đang thiếu cây xanh công viên, hoa viên. Bên cạnh đó, công viên chuyên đề rất thiếu, hầu như “vắng bóng”. “Hiện tại, chỉ có Công viên Diên Hồng đáp ứng đủ tiêu chuẩn về cây xanh và mặt nước, song các dịch vụ vui chơi, giải trí đi kèm tại đây vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân”-Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh cho hay.

Thành phố Pleiku hiện có 22 xã, phường nhưng chỉ có 9 xã, phường có công viên, hoa viên. Hiện trên địa bàn thành phố có 10 hoa viên, công viên đang duy trì chăm sóc với hơn 2.772 cây xanh các loại, trong đó, các phường Hội Phú, Hội Thương, Ia Kring, Tây Sơn có 7 công viên, hoa viên. Chưa kể, các xã vùng ven và một số phường có mật độ dân cư đông đúc nhưng cũng không có một công viên hay hoa viên nào được đầu tư.

Tuy vậy, để thực hiện được mục tiêu này là điều không hề dễ dàng. Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku nêu rõ: Do khó khăn về địa hình nên TP. Pleiku gặp nhiều trở ngại trong việc bố trí quỹ đất phát triển đô thị. Bên cạnh đó, công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng còn nhiều hạn chế. Các đồ án quy hoạch đi vào cuộc sống chưa nhiều và thiếu tính đồng bộ. Chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút các nguồn lực, vốn đầu tư từ bên ngoài cho công tác thực hiện các dự án quy hoạch, nhất là khi thành phố đã là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

E-magazineQuà lưu niệm mang bản sắc văn hóa: “Sứ giả” du lịch

(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.