Emagazine

E-magazine Du lịch xanh Phố núi




Mặc dù có công việc ổn định tại TP. Hồ Chí Minh nhưng chị Nguyễn Phạm Huyền Trâm vẫn quyết định về quê nhà ở làng Plei Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) và cải tạo khu vườn rộng khoảng 1.000 m2 để mở quán Dalas Cafe & Garden. Không gian quán được bài trí theo phong cách Hàn Quốc có nhiều view đẹp, góc sống ảo với bức tường đá và dọc theo đó được trồng nhiều loại hoa, cây cảnh, đặc biệt là hoa cẩm tú cầu. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn quen thuộc của nhiều du khách muốn gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt là giới trẻ.

Chị Trâm cho hay: Khi nghe thông tin chính quyền thành phố xây dựng đề án phát triển du lịch tại làng Plei Ốp, tôi quyết định trở về quê xây dựng một thương hiệu du lịch riêng của bản thân cũng như lan tỏa xu hướng làm du lịch xanh.



Một quán có hồ sen tuyệt đẹp, địa điểm lý tưởng cho những người yêu thích thiên nhiên là Cà phê Tre Ngà (109 Nguyễn Thiếp, TP. Pleiku). Đến đây, ai cũng có thể tìm cho mình chỗ ngồi vừa ý để thưởng thức đồ uống, ngắm nhìn hồ sen đang vào mùa khai hoa. Không gian thoáng đãng, gần gũi thiên nhiên đem lại cho mọi người cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Bởi lẽ đó mà những ngày gần đây, quán trở thành chốn hẹn hò, trò chuyện, chụp hình của du khách gần xa. Anh Tô Thuận Thắng-Chủ quán Cà phê Tre Ngà-cho biết: Trước đây, khu vực này là đầm lầy. Do vậy, tôi tiến hành cải tạo đất, nguồn nước để trồng sen và lên ý tưởng mở quán cà phê. Tôi xuống Bình Định lấy giống hoa sen về trồng thử. Sau 1 năm, cây sen phù hợp với thổ nhưỡng ở đây nên hoa nở rất đẹp, rất thơm. Ngoài ra, để du khách thuận tiện hơn trong việc ngắm cảnh, chụp hình, tôi làm thêm cầu khỉ, thuyền gỗ và hàng ghế đặt xung quanh bờ hồ. Vào thời điểm hoa nở rộ, mỗi tuần, quán thu hút 400-500 lượt khách đến đây để chụp hình check-in.



Chị Phan Thị Hường (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) cho biết: Tôi cùng gia đình lên Pleiku du lịch, được bạn bè đưa đến quán Tre Ngà trải nghiệm. Ở đây, không khí trong lành, cảnh quan rất tuyệt vời. Không cần phải đi quá xa, mọi người vẫn có thể dễ dàng ngắm nhìn, thưởng thức khung cảnh đồng quê cùng sen hồng ngay trong lòng thành phố.



Với mong muốn xây dựng quán cà phê trở thành địa điểm hấp dẫn du khách, anh Hồ Thanh Phong cùng em trai là Hồ Thanh Thuận quyết định cải tạo khu vườn rộng khoảng 700 m2 để mở quán cà phê GaGaCo (110/8 Lê Thị Riêng, TP. Pleiku) với không gian xanh. Điểm nhấn của quán là hơn 60 loài thảo mộc khác nhau được sưu tầm từ nhiều vùng miền trong cả nước. Vào những ngày cuối tuần, quán trở thành điểm hẹn quen thuộc của nhiều du khách muốn gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng không gian trong lành.



Anh Phong chia sẻ: “Tôi làm nghề xây dựng nên nhận trách nhiệm thiết kế quán, còn em trai là kỹ sư lâm nghiệp phụ trách trồng các loại cây xanh. Chúng tôi trồng các loại thảo mộc dọc theo lối đi, trong ban công để khách có thể ngồi ngắm cảnh, thưởng thức đồ uống cùng hương thơm dễ chịu của cây cỏ trong vườn”.




Trên địa bàn TP. Pleiku hiện có khoảng 20 điểm hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn, phần lớn đang được khai thác theo mô hình du lịch cộng đồng, mô hình trải nghiệm du lịch vườn sinh thái. Từ những nét đặc trưng đó cũng như nắm bắt nhu cầu của khách, dịch vụ du lịch lưu trú cũng bắt đầu phát triển.


Cách trung tâm TP. Pleiku hơn 8 km về phía Tây, mô hình du lịch nông nghiệp được Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và du lịch Ia Kênh triển khai tại làng Nhao 1 (xã Ia Kênh) và lấy tên là Zin’s Farm. Đây được xem là mô hình đầy triển vọng trong việc phát triển du lịch theo xu hướng nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Anh Phạm Văn Hà-Phó Giám đốc HTX-cho biết: Với diện tích gần 5 ha, chúng tôi bố trí thành nhiều khu để trồng các loại rau màu, cây ăn quả, đặc biệt là khu vực dành cho du khách ngồi uống nước với khung cảnh thiên nhiên tươi mát, ngắm nhìn núi Hàm Rồng, cánh đồng điện gió, rừng phòng hộ, dưới chân là thung lũng được trồng lúa nước. Dù mới đi vào hoạt động hơn 1 tháng nay nhưng chúng tôi đã đón hàng ngàn du khách đến tham quan, trải nghiệm.



Cũng theo anh Hà, thời gian tới, HTX đầu tư phát triển mô hình nông nghiệp kết hợp với du lịch, giáo dục. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, được thu hái sản phẩm ăn ngay tại vườn. Từ phát triển du lịch nông nghiệp, HTX có thêm cơ hội giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu cũng như tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. “Hiện HTX có 20 lao động là người Jrai làm việc ở Zin’s Farm với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng. Thời gian tới, HTX tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích khu nông nghiệp công nghệ cao và phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm”-anh Hà thông tin.

Nằm ở trung tâm TP. Pleiku, Homestay SoRa (206/8 Phù Đổng, phường Hoa Lư) được đầu tư xây dựng đẹp mắt, giá cả phải chăng, thu hút đông du khách đến nghỉ ngơi, thư giãn. Chị Trần Thị Sen-Chủ Homestay SoRa-cho biết: Với diện tích 3.600 m2, năm 2019, gia đình xây dựng 6 phòng để kinh doanh mô hình này. Sau 6 tháng đi vào hoạt động, lượng khách du lịch đến lưu trú rất nhiều, dịp lễ, Tết thì không còn phòng trống. Do vậy, năm 2021, gia đình quyết định đầu tư xây dựng thêm 11 phòng lưu trú.



Đến vườn nho của gia đình anh Trần Văn Hải (46 Hàn Thuyên, TP. Pleiku), chúng tôi thực sự ấn tượng bởi từng hàng nho thẳng tắp sai trĩu quả tới kỳ thu hoạch. Trò chuyện với chúng tôi, anh Hải cho hay: Bản thân vừa làm nông nghiệp, vừa làm thêm một số nghề phụ. Đi nhiều nơi, xem ti vi và qua mạng xã hội, anh tình cờ biết đến giống nho Hạ Đen được trồng thành công ở Bắc Giang nên đã mạnh dạn đưa giống về trồng trên diện tích 2 sào.



“Ngoài ra, nho còn rất “dị ứng” với mưa, ngập trũng nên phải đào các rãnh đất cao, thiết kế bạt phủ, hệ thống mái che để cây có điều kiện phát triển tốt nhất”-anh Hải cho hay.

Khi được hỏi về lý do chọn hướng phát triển du lịch tại vườn để du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua nho, anh Hải cho biết: “Khi nho có quả và chín dần, tôi đăng lên mạng xã hội để bán. Tuy nhiên, nhiều người chưa tin ở Pleiku có thể trồng được giống nho thịt giòn, ngọt, có màu đen đậm và không hạt nên muốn đến xem. Từ đó, tôi mở cửa cho khách đến tham quan vườn nho. Thật bất ngờ, khách đến rất đông, chỉ trong 1 tuần đã mua hơn 200 kg nho với giá 220 ngàn đồng/kg. Rồi mọi người thông tin, chia sẻ cho nhau biết và đến vườn nho tham quan ngày một nhiều. Tôi mở cửa vào ngày thứ bảy và chủ nhật, miễn phí tham quan, chụp ảnh”.



Hào hứng chụp ảnh cùng con tại vườn nho, chị Hoàng Thị Cẩm Vân (tổ 6, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) chia sẻ: “Thật vui khi ngay tại Pleiku cũng có thể trồng được nho với quả chín to đều, ăn rất ngon và chụp hình rất đẹp. Ngoài việc vui chơi tại vườn, tôi cũng mua một ít nho về làm quà cho bạn bè và người thân”.



Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: Mô hình du lịch xanh đang ngày càng thu hút du khách, tạo điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá Pleiku, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch. Hầu hết không gian nhà vườn, cơ sở kinh doanh có xu hướng khai thác văn hóa, địa hình, khí hậu để tạo nên không gian đặc trưng riêng, có sức hấp dẫn, níu chân du khách. “Tuy nhiên, trên cơ sở những lợi thế này, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cần xây dựng đề án khai thác, mức độ đầu tư, loại hình du lịch hướng đến thì thành phố mới có thể đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn. Cùng với đó, chính quyền thành phố luôn song hành và tạo điều kiện để các cá nhân phát triển du lịch xanh theo hướng bền vững, góp phần kiến tạo nên một Pleiku-thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”-ông Hà thông tin.


Có thể bạn quan tâm

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.