Trăm năm vó ngựa thị thành: Ông Tây mê ngựa Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Yêu ngựa VN, hai người đàn ông ngoại quốc lập trại nuôi và dành cả đời mình cho ngựa Việt.

"Nào, nhanh hơn một chút, dang hai tay ra. Không sợ, có bác ở đây, dũng cảm lên nào", Amaury hét lớn động viên. Trên lưng ngựa, cậu bé 6 tuổi Kai Fritzen chầm chậm làm theo lời hướng dẫn, gương mặt từ lo lắng chuyển dần sang phấn khích. Ngoài sân, cha cậu vẫn đang chăm chú theo dõi, miệng nở nụ cười… Đó là một trong những buổi dạy trẻ em cưỡi ngựa thường ngày của anh Mập.

Thực hiện giấc mơ kỵ sĩ

"Anh Mập" là tên gọi thân thương của nhân viên dành cho Amaury Le Blan, 59 tuổi, chủ trại ngựa Sài Gòn Pony Club. Sinh ra trong một câu lạc bộ (CLB) ngựa ở Lille (miền Bắc nước Pháp), tuổi thơ lớn lên cùng câu chuyện về những vị vua Louis, Napoleon, về các hiệp sĩ châu Âu tung hoành trên lưng ngựa đã khiến Amaury yêu và gắn bó với ngựa từ nhỏ. Những kỹ thuật nuôi, huấn luyện, cưỡi ngựa của ông đều điêu luyện. Tuy vậy, khi trưởng thành, do đi học và làm việc ở nước ngoài nên Amaury phải tạm rời xa ngựa.

Ông Amaury hướng dẫn cho cậu bé 6 tuổi Kai Fritzen

Ông Amaury hướng dẫn cho cậu bé 6 tuổi Kai Fritzen

Đến VN từ năm 1994 để tìm kiếm cơ hội kinh doanh nhưng duyên nợ với ngựa vẫn còn nên đến năm 2003 Amaury trở thành người nuôi, dạy cưỡi ngựa. Ông lang thang khắp các lò ngựa vùng Đức Hòa - Long An hay Trảng Bàng - Tây Ninh để tìm hiểu về giống ngựa bản địa.

Trái ngược với những người VN yêu ngựa châu Âu, Amaury dành toàn bộ tình yêu cho ngựa VN. "Ngựa Pháp khó thích nghi với khí hậu nóng ẩm ở VN, chúng sẽ nổi nóng và trở chứng bất cứ lúc nào, chưa kể giá lại khá đắt đỏ. Trong khi đó, ngựa bản xứ quen khí hậu lại nhỏ nhắn, thân thiện, rất phù hợp với trẻ em", ông lý giải.

Năm 2007, Amaury chi nhiều tỉ đồng để thành lập Sài Gòn Pony Club - CLB cưỡi ngựa đầu tiên ở VN. Quy củ, gọn gàng và chuyên nghiệp là những gì có thể thấy tại trang trại ngựa 20 con (hầu hết đều là ngựa mini có nguồn gốc từ trong nước) này. Giấc mơ kỵ sĩ từ thuở nhỏ nay được ông truyền lại cho thế hệ sau. CLB mở cửa dạy cưỡi ngựa suốt tuần, cho đủ mọi lứa tuổi nhưng đông nhất vẫn là trẻ em (khoảng 100 em, nhỏ nhất là 4 tuổi, và có em đã học ở đây được… 10 năm).

Những kỵ sĩ nhí

Những kỵ sĩ nhí

Sáng cuối tuần trại khá đông. Sân trước dành cho nhóm mới bắt đầu những bài tập cơ bản: ngồi vững, chạy bước nhỏ, đều. Sân trong dành cho nhóm tập lâu năm với những bài nâng cao: chạy nhanh, nhảy xa, vượt chướng ngại vật…

GS Scott Fritzen, Chủ tịch Trường ĐH Fulbright VN, cho biết: "Con trai tôi là Kai Fritzen, 6 tuổi, đã học ở đây được 6 tháng. Nó thích cưỡi ngựa nhanh nên bị té một lần, nhưng không sao, chuyện nhỏ. Cưỡi ngựa giúp nó tự tin hơn, có kỷ luật hơn và quan trọng là được hoạt động ngoài trời thay vì cắm đầu vào tivi hay máy tính bảng".

Amaury Le Blan tâm tình: "VN đã là quê hương thứ hai của tôi. Ở đây tôi có mọi thứ: một người vợ VN, một cô con gái xinh xắn và một trang trại với đàn ngựa yêu quý. Tôi muốn truyền lại tình yêu ngựa qua việc dạy cưỡi ngựa cho bọn trẻ ở VN".

Hậu duệ ngựa của Hoàng gia Anh tặng VN

Ngựa như người, phải ghi đầy đủ dòng giống cha mẹ, kể cả việc mua tinh trùng để phối giống và chăm sóc thú y. Theo nhiều lão làng trong giới nuôi ngựa, đầu thập niên 1990, hoàng gia Anh có tặng VN 2 con ngựa. Vì vậy, việc tạo ra các thế hệ sau được coi là niềm tự hào của những ai sở hữu được giống ngựa quý này. Thế hệ F1 là con Vang, con Khứu được nuôi ở sân Phú Thọ đã chết nhưng vẫn kịp để lại hậu duệ. Vài con trong số đó là Kim Bông, Hương Thành (ngựa cái), Đực Khúc (bạch mã đực mà hãng xe công nghệ đã thuê để cưỡi ngoài đường) và con ngựa đực Đông Triều.

Nỗi buồn xếp vó

Ngày 1.4.2023, Jean Yves Baudron (78 tuổi) đăng bán con ngựa cuối cùng của mình trên một diễn đàn về ngựa đua. Ngựa ông bán là con Đông Triều nổi tiếng khắp xứ miền Đông nhờ dáng đẹp và thành tích bất khả chiến bại ở trường đua Đại Nam. Giá bán Đông Triều là 160 triệu đồng.

Ông Baudron (khi chưa giải nghệ) và con ngựa yêu của mình.

Ông Baudron (khi chưa giải nghệ) và con ngựa yêu của mình.

Jean Yves Baudron có cha là người Pháp tham gia chiến trường VN, còn mẹ là một phụ nữ Sài Gòn. Cha đam mê ngựa nên từ nhỏ ông thường được dẫn đi xem đua ngựa. Về Pháp, ông lập gia đình, có con và sống khá êm đềm bằng nghề sửa và kinh doanh xe hơi. Thế nhưng, dòng máu Việt và gien mê ngựa đua vẫn cuồn cuộn trong ông.

Năm 1992, Jean Yves Baudron quyết định để vợ con bên Pháp, một mình khăn gói sang VN… nuôi ngựa. Thời gian trôi, ông cũng gầy dựng được bầy ngựa đua nổi tiếng, trong đó có con Nữ Long Phi (giá tới hơn 70 cây vàng).

Năm 2011, trường đua Phú Thọ đóng cửa, không đành lòng nhìn ngựa đua bị xẻ thịt, ông dồn tiền dành dụm, xin thêm một khoản từ vợ con ở Pháp để mua về nuôi. Đàn ngựa 9 con toàn những con lẫy lừng trường đua một thời như Nobel, Ericson, Huy Cường… Ông còn tập hợp những chủ ngựa đam mê để thành lập "Hội thể dục thể thao ngựa đua", mượn đất làm đường đua dã chiến để dượt cho ngựa đỡ chồn chân. Nhiều khi Jean Yves Baudron không giấu cảm xúc của mình trên trang cá nhân: "Tại sao ngựa đua ở châu Âu, ở Mỹ tạo ra lợi nhuận hàng tỉ USD mỗi năm, trong khi đó ngựa đua ở VN cũng hấp dẫn không kém thì chưa thấy trở lại?".

Ông Amaury hướng dẫn một pha cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật

Ông Amaury hướng dẫn một pha cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật

Nhưng rồi không có sân chơi cho ngựa đua, lại dính mấy năm dịch Covid-19, giấc mơ ngựa Việt đành xếp lại. Sau 20 năm lặn lội nuôi ngựa, chi nhiều tỉ đồng đã tích cóp suốt thời trai trẻ, ông đành buông xuôi khi bán Đông Triều. "Tôi mua lại của Đại Nam giá 200 triệu đồng. Nay già rồi, sức khỏe không còn như trước, đã rất mỏi mệt nên đành buông. Bán lại Đông Triều cho mọi người nuôi, chờ ngày cất vó hoặc làm giống cho thế hệ sau", ông viết.

Chị Nguyễn Thị Duyên Trang, trợ lý của Sài Gòn Pony Club, tiếc nuối: "Chú Baudron không còn nuôi ngựa nữa là một điều đáng tiếc cho phong trào nuôi ngựa ở Sài Gòn. Người tâm huyết như chú đã ít giờ lại càng hiếm hơn". Ông Huỳnh Văn Lào (Sáu Lào, chủ lò ngựa lớn nhất miền Nam) tâm sự: "Tôi biết Jean Yves Baudron từ rất lâu. Anh giỏi chuyên môn và có tình yêu đặc biệt với ngựa đua. Tất cả chúng tôi đều hy vọng về một trường đua mới sẽ được hình thành, nhưng có lẽ anh đã chờ quá lâu rồi. Tôi không biết rồi mình có buông nghề ngựa như anh không"…

Ngày trước, Baudron từng tâm sự với Thanh Niên: "Ngựa đua sinh ra là để tung vó kiêu hãnh", và ông đã dành gần như cả đời mình để nuôi dưỡng điều đó. Vậy mà những ngày cuối đời, giấc mơ tung vó của ông Tây mê ngựa Việt Baudron cũng đành dang dở…

Người Pháp chơi đua ngựa ở Sài Gòn thuở trước

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đua ngựa là hình thức giải trí của các sĩ quan Pháp. Họ xây trường đua nhỏ ở Sài Gòn, đắp đường để đua ngựa ở Gò Công và Mỹ Tho.

"Năm 1906, Jean Duclos chở ngựa lớn con, giống A Rập từ Hà Nội vào cáp độ Trường đua Sài Gòn, báo hại nhiều nhà thua phá sản. Qua năm 1912, de Monpezat cũng làm mửng ấy và chủ ngựa Hà Nội vét túi bọn trong Nam", theo Sài Gòn năm xưa (Vương Hồng Sển).

Năm 1932, người Pháp xây dựng trường đua Phú Thọ theo đúng tiêu chuẩn quốc tế thời bấy giờ.

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null