Trăm năm vó ngựa thị thành: Nài ngựa thời vang bóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từng được vinh danh như các ngôi sao thể thao, minh tinh màn bạc, nay những nài ngựa năm xưa chỉ còn là hoài niệm…

Từ đầu buổi chiều, hơn chục độ ngựa đã được lên danh sách, người mua phiếu đặt cược tấp nập. Cửa chuồng mở, đàn ngựa vụt ra như tên bắn, khán đài như dậy sóng. Các nài như kỵ sĩ trong trang phục quần trắng, áo màu, đội nón bảo hộ rạp người trên lưng ngựa cố tung những cú rút về đích thần tốc trong tiếng hò reo cổ vũ của hàng chục ngàn khán giả… Đó là hình ảnh khó quên của dân Sài Gòn về những trận đua ngựa tại trường đua Phú Thọ chỉ mới hơn 10 năm trước.

Nghề hốt bạc…

Ông Huỳnh Văn Lào (chủ trại ngựa ở H.Đức Hòa, Long An) chia sẻ: "Làng đua ngựa Phú Thọ thời Pháp hầu như ai cũng biết đến 2 nài chiến là ông nội tôi (nài Huỳnh Văn Ngần) và ông ngoại tôi (nài Võ Văn Đương). Nghe kể lại, thời đó, hai ông mặc áo dài đen, khăn đóng đen, tay cầm roi thúc ngựa rất oai phong lẫm liệt. Chỉ hơn 10 tuổi, các ông đã làm các sĩ quan và cả giới cá cược người Hoa tán thưởng bằng tiền rất nhiều sau mỗi độ ngựa. Sản nghiệp của gia đình cũng vì thế mà tăng dần".

Thầy nài “huyền thoại” Chín Trâm từng đào tạo nhiều nài khét tiếng

Thầy nài “huyền thoại” Chín Trâm từng đào tạo nhiều nài khét tiếng

Thời Việt Nam Cộng hòa, chính sách cờ bạc phóng khoáng, những con ngựa hay nhất được nhập khẩu về để phục vụ cá độ và dân chúng được chơi "thả ga". Một độ thắng được trả 10% tiền tổng thu của độ ngựa ấy, nên thu nhập của các nài ngựa khá cao, có khi lên hàng chục lượng vàng. Báo chí Sài Gòn thời đó còn có các mục bình luận, đánh giá con ngựa và nài ngựa như báo chí bây giờ bình luận các trận bóng đá.

Nghề nài ngựa phần lớn là "cha truyền con nối", các "cao nhân" nài ngựa đi trước dạy lại cho hậu bối và cứ thế truyền đời. Đầu những năm 1960, trường đua Phú Thọ tổ chức hẳn các lớp huấn luyện nài ngựa gọi là "nài lang" (cha của ông Huỳnh Văn Lào là một trong những nài ngựa được huấn luyện trong giai đoạn này). Lớp do các "nài lão" đứng dạy về luật lệ, kỹ thuật, văn hóa đua ngựa. Khi tốt nghiệp, các nài phải đến miếu (trong trường đua) tuyên thệ hành nghề đúng lương tâm.

Lê Thành Nguyên từng là một nài khét tiếng giữa thập niên 1990

Lê Thành Nguyên từng là một nài khét tiếng giữa thập niên 1990

Một trong những ông thầy của các tay nài nổi tiếng thập niên 1990, 2000 là cựu Hội trưởng Hội chủ ngựa trường đua Phú Thọ, Chín Trâm (tên thật là Nhan Văn Trâm, 86 tuổi, ngụ H.Đức Hòa, Long An). Gia đình ông ba đời nuôi và huấn luyện ngựa. Từ bàn tay nhào nặn của ông, các thế hệ nài ngựa mới ra đời ở Đức Hòa, TP.HCM, Tây Ninh… Học nghề nài nhiều chàng trai quê nghèo đổi đời, thay phận. Nài Nguyên, nài Tông, nài Sáu Lào… mỗi năm "ăn" liền mấy cái nhất, lãnh vài cúp mà rủng rỉnh mua nhà, mua đất, vợ con đề huề, yên ấm.

Gặp lại nài Lê Thành Nguyên (49 tuổi, ngụ xã Đức Hòa Thượng, H.Đức Hòa, Long An) có lẽ những người từng mê đua ngựa ở sân Phú Thọ sẽ hơi ngỡ ngàng. Giữa thập niên 1990, nài Nguyên xưng số 2, chắc ít ai dám nhận mình vô địch. Tay nài khét tiếng một thời của làng kỵ mã nay đã là người đàn ông dáng đậm thấp, cái bụng xoay tròn một ngấn mỡ.

Khom người xúc cỏ cho mấy con ngựa nuôi mướn, nhặt nhạnh mấy cái "mền" (giải thưởng cho ngựa về nhất) dưới bàn thờ "Thần Mã", Nguyên kể mỗi độ thắng nài vẫn được 10% tiền thù lao như trước năm 1975, nhưng các chủ ngựa, người thắng độ cho thêm nên mỗi tuần anh có thu nhập khoảng 6 triệu đồng về đưa cha mẹ. Có tiền, các anh em của anh cũng bỏ học để theo nghề. "Không có cái lộng lẫy của sân khấu sáng đèn như ca sĩ, nhưng nài ngựa khoác lên mình quần trắng, áo màu, tay cầm roi và đầu đội nón lưỡi trai diễu hành qua khu vực khán giả reo hò là thứ không khí không thể nào quên trong tâm khảm những ai từng ngồi trên lưng ngựa", anh nhớ lại.

…và cũng bạc

Cuối những năm 2010, một phần do chính sách quản lý ngựa đua, cộng với phong trào thoái trào và tâm lý đóng cửa, nên thu nhập các nài ngựa chỉ còn lại 10% tiền bán vé. Các trận đua ít dần, những nài chiến do ít đua nên không còn kiêng khem dẫn đến tăng cân, khó trở lại phong độ đỉnh cao.

Bàn thờ Thần Mã gần chuồng ngựa

Bàn thờ Thần Mã gần chuồng ngựa

Sau năm 2011, trường đua Phú Thọ đóng cửa, nài ngựa tứ tán. Hàng ngàn con ngựa ở Hóc Môn, Q.8, Củ Chi đến Đức Hòa còn không giữ được mạng sống, nói chi đến thân phận nài…

Hầu hết các tay nài đều chuyển nghề kiếm kế sinh nhai, người đi làm hồ, kẻ sửa xe máy, có người còn vào tận rừng thiêng nước độc đãi vàng… Nài Tông (tên thật là Hoàng Dung) nhận thấy đất đai ở các địa phương còn đang nằm trong diện quy hoạch treo, nên năng động thuê mướn đất ruộng làm trang trại ngựa Sài Gòn Farm cho thuê cưỡi kiếm thêm thu nhập.

"Tôi cho thuê ngựa đóng phim nên tạm sống được. Hồi trước, phim Tây Sơn hào kiệt của chú Lý Huỳnh tôi cho thuê 8 con. Phim Vó ngựa trời Nam cũng vậy. Các diễn viên như Huỳnh Đông, Johnny Trí Nguyễn, Lý Hùng… đều lên Sài Gòn Farm để tôi dạy cưỡi ngựa đóng phim", nài Tông kể.

Một cuộc đua ngựa tại trường đua Phú Thọ thập niên 1990

Một cuộc đua ngựa tại trường đua Phú Thọ thập niên 1990

Trong khi đó, vốn gia đình có truyền thống nuôi ngựa, nài Lào (Huỳnh Văn Lào) về quê nhà ở Đức Hòa gây dựng lại đàn, rồi cho phối giống bán ngựa con cho các trang trại phục vụ cưỡi ngựa. Mấy năm gần đây kinh tế khó khăn nên thu nhập giảm sút đáng kể.

"Giờ già rồi, tôi làm được ngày nào thì làm thôi. Quá khứ dù có lung linh thì cũng chỉ chớp mắt chứ có được sống trong đó hoài đâu. Hai đứa con, một theo nghề bác sĩ, một làm thầy giáo ở Sài Gòn, vậy cũng an ủi cho những gì nghề ngựa đem lại cho tôi", nài Lào cười chân chất nói.

Đua ngựa là nghề có rủi ro thương tật cao, là một trong những môn thể thao chuyên nghiệp có phí bảo hiểm cao nhất. Nhưng… đó là chuyện ở nước ngoài. Còn ở nước mình, té ngựa là chuyện thường ngày, xoa bóp thuốc vài ngày rồi… đua tiếp. Nài Nguyên xoa những vết sẹo do mổ vai, mổ khớp gối vì té ngựa rồi cười buồn: "Tôi giờ nuôi ngựa mướn, mỗi tháng thu nhập không tới 10 triệu đồng. Vợ thì bán cà phê, nước giải khát ngay tại nhà. Kiếm tiền bây giờ khó quá, tôi không muốn con mình kế nghiệp nên hướng cháu học văn hóa để có cái chữ mai mốt mưu sinh lập nghiệp".

(còn tiếp)

Thần Mã - niềm tin tâm linh của giới nài

Niềm tin tâm linh duy nhất mà giới nài ngựa tín thác chính là bàn thờ có hai chữ Hán "Thần Mã" ở tàu ngựa. Người Đức Hòa cứ thế hệ trước chỉ lại cho thế hệ sau. Theo nhiều nài ngựa, tiền có thể kiếm được nhiều hơn khi bán độ, hoặc thực hiện các yêu cầu thứ tự của các ngựa đua về đích. Tuy nhiên, vì đạo đức nghề nghiệp và niềm tin với "Thần Mã" nên không nài nào dám làm.

Con đường luyện nài

Để trở thành một nài ngựa, các cậu bé chừng 12 tuổi trở lên sẽ dậy từ sớm, dắt ngựa đi dượt mấy quãng đồng cho ngựa quen. Sau đó là lên lưng ngựa tập thúc hông, giựt cương, tăng tốc… nhanh nhất thì khoảng hai tháng là có thể ra đường đua. Không chỉ vậy, nài còn phải ép cân để đảm bảo trọng lượng không quá 35 kg vì ngựa đua ở Phú Thọ thập niên 1990 là ngựa cỏ nhỏ con (chiều cao lưng dưới 1,4 m, khoảng 250 kg) không chịu nổi nài quá nặng.

"Con ngựa hay quyết định 70% chiến thắng. Nài chiến luôn được giao những con hay nhất. Tuy vậy, nài giỏi sẽ biết cách xuất phát tạo lợi thế, biết bám đuôi ở tốp giữa, thúc ngựa hợp lý để đảm bảo thể lực. Với đường đua dài thì 400 m cuối là quyết định thành bại", "huyền thoại" Chín Trâm cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.